Căn bệnh "bào mòn" sức khoẻ nghệ sĩ Hoài Linh: Giới trẻ và dân văn phòng ngày càng mắc nhiều
Cách đây nhiều năm, trong talkshow "Lần đầu tôi kể", danh hài Hoài Linh lần đầu tiết lộ những vấn đề về sức khoẻ đang gặp phải.
- 17-04-2021Kết quả bất ngờ khi soi nước dừa dưới kính hiển vi và "thời điểm vàng" uống nước dừa trong ngày giúp phụ nữ “hồi xuân”, bất chấp hết bệnh tật
- 16-04-2021Cô gái 27 tuổi đã bị bệnh của người già Parkinson: Tay chân run rẩy cả ngày lẫn đêm, không đi lại được suốt gần 10 năm
- 16-04-2021Từ ung thư đến bệnh gan: 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh cần gặp bác sĩ ngay
Mới đây, trong một sự kiện giải trí, Hoài Linh đã chia sẻ về tình hình sức khoẻ hiện tại, Hoài Linh nói: "Hiện tại sức khỏe tôi vẫn bình thường, uống một viên thuốc ngủ là nằm được tới 8 giờ sáng. Cứ bỏ cái Ipad ra là nằm ngủ được"- (theo Thế giới trẻ).
Trước đó vào năm 2015, trong talkshow "Lần đầu tôi kể", danh hài Hoài Linh lần đầu tiết lộ đang gặp phải chứng mất ngủ kinh niên, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mình.
Nguyên nhân tình trạng mất ngủ của danh hài là do thường xuyên phải đi lưu diễn, di chuyển nhiều giữa Mỹ và Việt nam nên anh bị ảnh hưởng của sự chênh lệch múi giờ. Hoài Linh cũng tự nhận mình là người hay lo lắng, sống nội tâm, nhiều suy nghĩ... nên Hoài Linh bị chứng mất ngủ "đeo bám" từ khi tuổi đời còn khá trẻ.
Danh hài từng tâm sự về chứng bệnh mất ngủ của mình bằng một dòng status khá hài hước trên mạng xã hội: "Cuộc đời con buồn nhiều rồi, con đã chấp nhận hết những chuyện buồn ấy. Bây giờ con xin thêm một cái buồn nữa là "buồn ngủ" tại sao khó với con như vậy?".
Cách đây nhiều năm Hoài Linh phải nhập viện truyền nước.
Trao đổi với GS. TS Cao Tiến Đức, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học Học viện Quân y, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, về chứng rối loạn giấc ngủ, ông cho hay, rối loạn giấc ngủ ngày nay đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ, đặc biệt là nhóm làm việc văn phòng thường xuyên bị stress đè nặng.
Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ còn có liên quan tới lối sống thiếu khoa học: thức đêm làm việc, xem phim khuya, sử dụng chất kích thích…
Đối với cơ thể, giấc ngủ sinh lý có vai trò đặc biệt quan trọng: giúp điều hoà cơ thể, giúp các cơ quan trong cơ thể có thời gian được nghỉ ngơi thư giãn. Mất ngủ triền miên có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.
Gs Đức cho hay: "Đa số các bệnh nhân rối loạn giấc ngủ đều liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh lý tâm thần, nhiều bệnh cơ thể, do nghiện hoặc lạm dụng chất như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, ma tuý, nghiện game, sử dụng mạng xã hội nhiều...
Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân mệt mỏi, giảm trí nhớ, khả năng làm việc giảm, lo âu, trầm cảm, rụng tóc, da xấu. Có thể tăng huyết áp, bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ... thậm chí tử vong! Rối loạn giấc ngủ thường dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát".
Người bị rối loạn giấc ngủ sẽ có những đặc điểm như: khó đi vào giấc ngủ (30 phút hoặc hơn mới đi vào được giác ngủ); thức dậy giấc sớm, thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại… Có những trường hợp không ngủ được cả đêm.
Để điều trị mất ngủ thì cần phải tìm ra được nguyên nhân gây mất ngủ. Có nhiều phương pháp trong đó ở một số bệnh nhân chỉ cần luyện tập và có các liệu pháp tâm lý là có thể giải quyết được tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Theo GS Đức, để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ cần tập thói quen ngủ và thức dậy cùng một giờ hàng ngày; có chế độ dinh dưỡng hợp lý; tránh các chất kích thích như trà, cà phê, rượu, đặc biệt buổi tối.
Ngoài ra, cần đảm bảo môi trường ngủ thoải mái: phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không ồn ào, không ánh sáng (càng tối càng tốt). Đảm bảo thời gian thư giãn trước khi ngủ, không mang công việc vào phòng ngủ. Nhiều trường hợp cần dùng thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, an thần, vitamin, dưỡng não... Trường hợp nặng phải nhập viện điều trị.
Doanh nghiệp & Tiếp thị