MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Căn bệnh lây lan đáng ngại ở chốn văn phòng tạo nên Đại khủng hoảng nghỉ việc: 'Anh rời đi, tôi cũng không ở lại!'

24-01-2022 - 19:58 PM | Tài chính quốc tế

Căn bệnh lây lan đáng ngại ở chốn văn phòng tạo nên Đại khủng hoảng nghỉ việc: 'Anh rời đi, tôi cũng không ở lại!'

Thị trường lao động Mỹ đang chứng kiến một "căn bệnh" lây nhiễm kỳ lạ. Các triệu chứng của nó xuất hiện trong khoảng 2 tuần và sự lây lan có thể nhìn thấy trong thời gian thực. Đó là căn bệnh "bỏ việc". Trong khi đó, rất ít những ông chủ, sếp lớn có thể thay đổi suy nghĩ này của các nhân viên.

Thị trường lao động Mỹ đang chứng kiến một "căn bệnh" lây nhiễm kỳ lạ. Các triệu chứng của nó xuất hiện trong khoảng 2 tuần và sự lây lan có thể nhìn thấy trong thời gian thực. Đó là căn bệnh "bỏ việc". Trong khi đó, rất ít những ông chủ, sếp lớn có thể thay đổi suy nghĩ này của các nhân viên.

Tiff Cheng, 27 tuổi, vừa rời bỏ công việc digital marketing vào tháng 7, chia sẻ: "Thật là shock khi bạn chứng kiến nhiều người bỏ đi. Tôi nghĩ rằng liệu có phải đến lúc tôi cũng nên bỏ việc hay không". Tiff nghỉ việc sau khi 5 người bạn ở cơ quan có 40 người quyết định bước vào hướng đi khác.

Tỷ lệ người lao động bỏ việc tại Mỹ vào tháng 8, 9 và 10 đều ở mức cao. Sau đó, theo số liệu của Bộ Lao động, con số đó còn cao hơn nữa: 4,5 triệu người tự nguyện rời bỏ công việc vào tháng 11 – mức cao kỷ lục trong 2 thập kỷ cơ quan này theo dõi số liệu.

Hiệu ứng lây lan của quyết định nghỉ việc

Các nhà kinh tế giải thích rằng, xu hướng này xảy ra khi người lao động muốn mức lương và phúc lợi tốt hơn. Trong khi đó, các nhà tâm lý học lại cho rằng: Bỏ việc là một hành động rất dễ gây hiệu ứng lây lan.

Khi người lao động cân nhắc liệu có nên "nhảy việc" hay không, họ chỉ đánh giá mức lương, phúc lợi và triển vọng phát triển. Họ nhìn xung quanh và để ý xem bạn bè cảm thấy như thế nào về văn hóa nơi làm việc hiện tại. Khi một người rời đi, đây cũng là "đèn báo hiệu" cho thấy những người khác đã đến lúc phải cân nhắc lại lựa chọn của mình. Đây là hiện tượng được các nhà nghiên cứu gọi là "sự lây lan của hành động nghỉ việc" (turnover contagion)

Do đó, một người bỏ việc sẽ dẫn đến nhiều người cũng bỏ việc. Đây là thách thức đối với các nhà tuyển dụng, một vấn đề không phải lúc nào cũng có thể giải quyết bằng tiền lương hay cung cấp cho họ thêm đặc quyền. Will Felps – giảng viên ngành quản lý tại Đại học New South Wales và là tác giả của nghiên cứu về "turnover contagion", cho biết ngay cả một thông báo nghỉ việc duy nhất cũng có thể tạo ra một "điểm nóng".

Ông Felps và nhóm của mình đã nghiên cứu về nhân sự tại 1 công ty kinh doanh khách sạn và một số chi nhánh ngân hàng ở Mỹ. Nhóm nhận thấy rằng, quyết định nghỉ việc của 1 người có khả năng "truyền cảm hứng" cho những người khác vốn không thấy sự gắn bó sâu sắc với công ty. Trong một cuộc thăm dò gần đây với hơn 21.000 người dùng LinkedIn, 59% cho biết việc 1 đồng nghiệp thôi việc cũng khiến họ cân nhắc về quyết định tương tự.

Căn bệnh lây lan đáng ngại ở chốn văn phòng tạo nên Đại khủng hoảng nghỉ việc: Anh rời đi, tôi cũng không ở lại!  - Ảnh 1.

Thông thường, môi trường văn phòng là nơi tạo ra một chuỗi các hành động có tính lây lan như vậy. Ví dụ, nói dối, gian lận hay sự hài lòng với công việc đều có xu hướng "lây lan" từ bàn này sang bàn khác. Ngoài ra, các nhân viên cũng thường gọi những món ăn giống nhau khi ngồi cùng nhau ở căng-tin.

Song, khi nói đến nghỉ việc, hiệu ứng này lại càng mạnh mẽ. Felps nói: "Khi bạn đi ngang qua một nhà hàng đông khách, đó là một dấu hiệu cho thấy nhà hàng đang hoạt động khá tốt. Tương tự như vậy, khi những người bạn quen, yêu thích và tôn trọng muốn nghỉ việc, bạn có thể nghĩ rằng ở nơi khác cỏ sẽ xanh hơn."

Cheng chia sẻ, cô nhận được rất nhiều đơn xin nghỉ việc vào mùa hè năm ngoái. Cứ cách 1 tuần, cô lại nhận được một email từ một đồng nghiệp sắp nghỉ việc. Sau đó, cô quyết định chuyển hoàn toàn sang làm PT. Cheng nói: "Việc đưa ra quyết định rời bỏ công việc luôn đáng sợ và thật tuyệt khi thấy người khác đang làm điều đó. Tôi không cảm thấy cô đơn hay như một người ngoài cuộc."

Nghỉ việc: Kẻ giàu, người khó khăn

Nhiều người Mỹ bắt đầu cảm thấy không hài lòng và bất an ở nơi làm việc trong giai đoạn đầu của đại dịch. Đối với một số người, mạng xã hội là một phương thức trị liệu, không gian để họ chia sẻ về những thất vọng trong công việc.

Quay trở lại thời điểm tháng 3/2020, Erika Cruz (31 tuổi) đang làm việc ở một startup tại Thung lũng Silicon. Cô cảm thấy bất bình với văn hóa của nơi này, những cuộc họp đáng lẽ ra chỉ cần trình bày qua 1 email và cô không thể chủ động kiểm soát lịch trình của mình.

Sau khi một người bạn bỏ việc để mở công ty huấn luyện viên tập gym, Cruz đã nhận được động lực để rời khỏi công ty. Với khoản tiết kiệm nhỏ, Cruz chuyển về nhà bố mẹ ở Bay Area và gửi thông báo tạm nghỉ việc 30 ngày.

Căn bệnh lây lan đáng ngại ở chốn văn phòng tạo nên Đại khủng hoảng nghỉ việc: Anh rời đi, tôi cũng không ở lại!  - Ảnh 2.

Trong khi đó, một số người nhận được thành quả khá ấn tượng sau khi nghỉ việc. Năm 2020, Nikissa Granados (26 tuổi) cân nhắc xem liệu có nên bỏ việc ở một trường học tại Quận Cam (California) để làm freelance trong lĩnh vực marketing hay không. Cô từng kiếm được 2.100 USD/tháng với công việc sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ và yêu cầu các bé đeo khẩu trang. Giờ đây, với thu nhập 8.000 USD/tháng, cô thậm chí còn có thể tự sắp xếp lịch trình cho riêng mình.

Đối với các nhà tuyển dụng, việc thay thế cho một người mới nghỉ việc là một nhiệm vụ không mấy khó khăn. Tuy nhiên, việc thay thế một vài hay thậm chí hàng chục nhân viên không hề đơn giản. Trong bối cảnh hiện tại, một số giám đốc điều hành phải đặt ra câu hỏi rằng họ phải làm thế nào để nâng cao tinh thần cho nhân viên.

Seth Besmertnik - CEO của công ty phần mềm marketing Conductor, nhận thấy tỷ lệ bỏ việc dao động ở mức thấp trong nhiều năm. Ông thậm chí còn lo lắng rằng chính sách giữ chân nhân viên đang quá mạnh mẽ, khiến việc tìm nhân tài mới trở nên khó khăn.

Song, 2 năm qua, số người nghỉ việc lại tăng cao. Besmertnik buộc phải sáng tạo hơn trong chiến thuật để không cho nhân viên bỏ việc. Ông cho phép nhân viên có thêm ngày nghỉ và đưa các diễn viên nhạc kịch Broadway trong các buổi họp của toàn công ty.

Tham khảo NYT

https://cafef.vn/can-benh-lay-lan-dang-ngai-o-chon-van-phong-tao-nen-dai-khung-hoang-nghi-viec-anh-roi-di-toi-cung-khong-o-lai-20220124155844651.chn

Vu Lam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên