MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Căn bệnh ung thư khiến 1,7 triệu người tử vong/năm: Nguyên nhân gần gũi không tưởng

11-05-2023 - 14:43 PM | Sống

Căn bệnh ung thư khiến 1,7 triệu người tử vong/năm: Nguyên nhân gần gũi không tưởng

Nguyên nhân nào khiến cho ngày càng có nhiều người mắc ung thư dù có lối sống lành mạnh?

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư gây tử vong phổ biến. Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ ước tính có khoảng 1,7 triệu người tử vong do ung thư phổi trên toàn thế giới. Hút thuốc lá có nguy cơ cao dẫn đến ung thư phổi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bị ung thư phổi nếu bạn không hút thuốc. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người tưởng chừng sống lành mạnh cũng mắc ung thư phổi.

Theo CDC Mỹ, mỗi năm, đất nước này ghi nhận khoảng 10% đến 20%, tương đương 20.000 đến 40.000 ca ung thư phổi xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc. Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cũng báo cáo rằng khoảng 20% phụ nữ bị ung thư phổi chưa bao giờ hút thuốc – cao hơn so với nam giới bị ung thư phổi không đụng đến thuốc lá. Vậy nếu không hút thuốc, vì sao ngày càng nhiều người mắc ung thư phổi?

1. Tiếp xúc với khói thuốc thụ động

Trên thực tế, việc thụ động ngửi khói thuốc khiến ta hít vào nhiều chất có hại hơn hút thuốc lá chủ động. Khói thuốc thụ động có chứa hàng trăm chất độc hại, trong đó có gần 70 chất gây ung thư gồm benzen, asen kim loại, crom, thủy ngân… Sau khi các chất này được hít vào đường hô hấp, chúng cũng có thể làm hỏng các tế bào biểu mô khí quản và gây ung thư.

Tác động của việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động đối với cơ thể là ngay lập tức, gây ra các tác động gây viêm và hô hấp có hại trong vòng 60 phút sau khi tiếp xúc và có thể kéo dài ít nhất 3 giờ sau khi tiếp xúc. Kể từ năm 1964, khoảng 2,5 triệu người không hút thuốc đã tử vong vì các vấn đề sức khỏe do tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

2. Khói từ bếp

Đại học Y khoa Đồng Tế (Trung Quốc) từng thực hiện một nghiên cứu tổng quan về tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi, kết quả cho thấy phụ nữ nếu tiếp xúc với khói bếp trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, các bà nội trợ thường nấu nướng bằng cách chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra nhiều khói dầu, nếu trong phòng không được thông thoáng, những chất độc hại này một khi xâm nhập vào cơ thể con người, về lâu dài cũng có thể gây ung thư phổi.

3. Tiếp xúc với khói từ nhiên liệu rắn

Căn bệnh ung thư khiến 1,7 triệu người tử vong/năm: Nguyên nhân gần gũi không tưởng, sống lành mạnh vẫn có khả năng mắc bệnh cao - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sử dụng nhiên liệu rắn như củi và than trong cuộc sống hàng ngày cũng là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nhiệt độ cháy của các loại nhiên liệu này thấp, khi quá trình cháy không đủ sẽ tạo ra chất chứa hàng trăm hóa chất độc hại làm ô nhiễm không khí trong nhà. Nếu ở trong môi trường đó một thời gian dài có thể gây ung thư.

4. Các yếu tố khác

Ví dụ, các yếu tố di truyền, đột biến gen và phơi nhiễm nghề nghiệp (tiếp xúc với radon, berili, crom,... tại nơi làm việc) đều có thể dẫn đến sự xuất hiện của ung thư phổi. Vì vậy, kể cả khi bạn không hút thuốc, bạn vẫn có thể bị ung thư phổi nếu tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này, tiếp xúc càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Các triệu chứng ung thư phổi có thể bao gồm: Ho mãn tính dai dẳng, đau ngực, hụt hơi, thở khò khè, cảm thấy mệt mỏi kéo dài, giảm cân bất ngờ mà không có nguyên nhân khác, sưng hoặc mở rộng các hạch bạch huyết,...

Cách giảm nguy cơ ung thư phổi

Theo các bác sĩ, khói thuốc, khói từ bếp và từ các nhiên liệu là 3 thứ nên tránh xa đầu tiên để giảm nguy cơ ung thư phổi. Ngoài ra, bạn nên chú ý hơn khi nấu ăn, bếp nên thông thoáng, đồng thời nên bật máy hút mùi, hạn chế sử dụng các phương pháp nấu nướng dễ sinh ra khói dầu mỡ như xào, chiên, rán,..

Căn bệnh ung thư khiến 1,7 triệu người tử vong/năm: Nguyên nhân gần gũi không tưởng, sống lành mạnh vẫn có khả năng mắc bệnh cao - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Những người ở độ tuổi 50-74, nếu có hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc trong hơn 20 năm, phơi nhiễm nghề nghiệp hơn 1 năm, bệnh phổi mãn tính và thành viên gia đình có tiền sử khối u ác tính thì cần tầm soát ung thư phổi thường xuyên.

Trạng thái cáu kỉnh, chán nản, dễ gây ra tình trạng khó thở đột ngột, thở gấp của phổi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh ung thư phổi. Do đó, việc duy trì một thái độ tốt cũng rất quan trọng.

Theo Toutiao, CDC

Phương Linh

Trí thức trẻ

Trở lên trên