Cần biện pháp khẩn cấp để du lịch Việt Nam theo kịp các nước
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2024, nhiều hiệp hội doanh nghiệp mong muốn Việt Nam sớm có những thay đổi nới lỏng hơn về vấn đề thị thực. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam cho rằng cần xem xét các biện pháp khẩn cấp để Việt Nam theo kịp tốc độ tăng trưởng của những đối thủ cạnh tranh.
- 19-03-2024SUV điện siêu rẻ của BYD lộ diện, chốt giá gần 300 triệu đồng
- 19-03-2024Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
- 18-03-2024Giá điện, giá vé máy bay "càng tăng càng lỗ", đề nghị thanh tra, kiểm tra
Ngày 19/3, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), ông Denzel Eades - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam - nhận định rằng chính sách thị thực của Việt Nam chưa điều chỉnh nhanh như các đối thủ cạnh tranh trong thị trường du lịch.
Để thích nghi với bối cảnh hậu COVID-19, đại diện hiệp hội mong muốn nước ta xem xét các biện pháp khẩn cấp để theo kịp tốc độ tăng trưởng của những đối thủ cạnh tranh, bao gồm thêm miễn thị thực cho các thị trường mục tiêu chính như Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu, Úc, New Zealand, Canada và Mỹ.
Đồng tình với đề xuất kể trên , ông Gabor Fluit - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) - nhấn mạnh nên miễn thị thực cho tất cả các quốc gia thành viên EU, ban hành các loại thị thực đặc biệt trong các dịp hội nghị, triển lãm hoặc sự kiện thể thao và hợp lý hóa các thủ tục nhập cư nói chung để thúc đẩy sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến hàng đầu cho du khách và nhà đầu tư.
"Với chính sách visa của Việt Nam như hiện tại, tốc độ hồi phục của ngành du lịch, chuỗi cung ứng như nhà hàng, khách sạn sẽ bị kéo chậm lại so với các quốc gia khác vì bỏ lỡ nguồn thu và cơ hội bứt tốc", Chủ tịch Eurocham đánh giá.
Ngoài ra, các đơn vị xúc tiến du lịch quốc tế đề xuất nước ta cần đa dạng hóa chủng loại thị thực. Hiện tại, thị thực đầu tư đối với những cá nhân đóng góp từ 50 tỷ đồng trở lên hiện ở mức 5 năm. Do đó thị thực công tác đa phần cấp cho những người nước ngoài lưu trú dài hạn cũng chỉ đạt 2 năm. Đồng thời, hồ sơ và thủ tục để gia hạn thị thực khá phức tạp. Vì vậy, các hiệp hội đề xuất Chính phủ Việt Nam sớm nghiên cứu đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục.
Trên thực tế, ngày 18/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết cơ quan quản lý đang đàm phán với nhiều nước về miễn thị thực song phương. Ngoài 13 nước Việt Nam miễn thị thực đơn phương, nước ta đang đàm phán với 15 nước thực hiện miễn thị thực song phương, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập cảnh "thông thoáng" hơn. Nếu như kỳ vọng, công dân Việt Nam có thể đi lại tự do tới 28 nước mà không cần xin thị thực.
Tiền Phong