MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'

07-10-2024 - 09:33 AM | Xã hội

Dù việc thi công hoàn thành và được bàn giao cho đơn vị quản lý nhưng đến nay dự án Cảng cá Thuận An (TP Huế) vẫn chưa thể công bố mở cảng theo quy định.


Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 1.

Dự án Cảng cá Thuận An là một trong ba dự án thành phần của dự án xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá có tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng do sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 2.

Trong đó, Cảng cá Thuận An có số vốn đầu tư lớn nhất, khoảng 220 tỷ đồng từ nguồn vốn bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sau sự cố làm ô nhiễm môi trường biển.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 3.

Cảng Thuận An ngoài việc là cảng cá thuần tuý, còn được thiết kế, đầu tư kết hợp để làm nơi tàu, thuyền của ngư dân trú tránh bão. Dự án được hoàn thành tháng 12/2023 và được bàn giao cho Ban quản lý cảng cá Thừa Thiên Huế quản lý, vận hành từ tháng 1/2024.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 4.

Mặc dù được đầu tư số tiền lớn, hạ tầng mới và hiện đại nhưng sau gần năm bàn giao, đến nay Cảng cá Thuận An vẫn chỉ là công trình dùng để "ngắm" do chưa thể đưa vào sử dụng.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 5.

Việc dự án bàn giao nhưng chưa thể đưa khai thác, sử dụng để phục vụ nhu cầu của các tàu cá trong nhiều tháng qua gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngư dân và lãng phí tài sản.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 6.

Nhiều phương tiên muốn neo đậu tại cảng cá mới nhưng do chưa đủ điều kiện nên đành bám trụ hoặc neo tạm tại các khu trống xung quanh.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 7.

Ngư dân mong muốn chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền sớm hoàn tất thủ tục để sớm đưa Cảng cá Thuận An vào sử dụng, nhất là khi Thừa Thiên - Huế bắt đầu vào mùa mưa bão.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 8.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế (đơn vị quản lý dự án), đến thời điểm này Cảng cá Thuận An chưa thể vận hành là do thiếu bình đồ đo độ sâu luồng lạch, chưa hoàn thành thủ tục đăng ký công bố mở cảng.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 9.

Được biết, trong quá trình triển khai dự án, đơn vị thi công thực hiện nạo vét đảm bảo quy mô để tàu cập bến và xuất bến đạt công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm (tàu 6.000CV có thể đi vào được). Tuy nhiên, để xây dựng bình đồ đo độ sâu cảng, cần tổ chức kiểm tra, rà soát, nạo vét lại những vị trí còn sót, cục bộ.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 10.

Lãnh đạo Ban quản lý cảng cá Thừa Thiên - Huế cho biết, hiện đơn vị đang nỗ lực hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Hàng hải Việt Nam để có thể sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động.

Cận cảnh cảng cá 220 tỷ đồng nhưng làm xong chỉ để 'ngắm'- Ảnh 11.

"Khi hoàn thành việc xây dựng bình đồ, sẽ tổ chức công bố mở cảng, đưa dự án cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão đi vào khai thác, vận hành", lãnh đạo Ban Quản lý Cảng cá Thừa Thiên - Huế thông tin.

Công trình Cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão khi vào khai thác sẽ đảm bảo quy mô để tàu cập và xuất bến đạt công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm. Dự án đáp ứng nhu cầu neo đậu và tránh trú bão cho khoảng 500 tàu thuyền các loại có chiều dài từ 6m trở lên (công suất 45 đến 300CV), đảm bảo an toàn về người và tài sản trong mùa mưa bão và phát triển bền vững nghề cá.

Ngoài dự án Cảng cá Thuận An thì dự án Cảng cá Tư Hiền kết hợp khu neo đậu tránh trú bão, nằm giữa xã Lộc Bình và Vinh Hiền có tổng mức đầu tư 148 tỷ đồng cũng là dự án thành phần của Dự án Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá Thừa Thiên - Huế. Hiện dự án này đang hoàn thành xây dựng các hạng mục cuối để sớm bàn giao cho đơn vị quản lý trong năm 2024.

Nguyên Vương/VTC News

VTC News

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên