Cận cảnh hoang tàn nơi "thiên đường" du lịch Quất Lâm: “Tôi lỗ cả tỷ đồng vì lỡ thuê ki-ốt”
Hơn 100 ki-ốt ven biển Quất Lâm (Nam Định) đang tháo dỡ để bàn giao lại đất cho chính quyền địa phương. Một số hộ kinh doanh vì không nắm được hạn thuê đất đã thuê lại và chịu lỗ nặng nề.
- 25-09-2021Nhìn lại hình ảnh "Quất Lâm một thời", trước khi xoá sổ hoàn toàn hơn 100 ki ốt
- 01-07-2021Công an Nam Định quyết xóa nạn mại dâm ở biển Quất Lâm
Những ngày gần đây, nhiều hộ kinh doanh dọc ven biển Quất Lâm (huyện Giao Thủy, Nam Định) đang tiến hành tháo dỡ các ki-ốt. Từ năm 1997, các hộ được thuê đất để làm dịch vụ du lịch ven biển. Nơi đây cũng được biết đến là một trong những điểm nóng về tệ nạn xã hội
Thông tin với phóng viên, lãnh đạo UBND huyện Giao Thuỷ cho biết, theo chủ trương của UBND tỉnh, UBND huyện Giao Thuỷ đã tập trung xử lý, bài trừ tệ nạn xã hội. Hiện nay có thể khẳng định, các vấn đề tệ nạn xã hội đã được xử lý triệt để
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện bãi biển Quất Lâm đã không còn hộ kinh doanh và tất nhiên không còn du khách. Các ki-ốt dọc ven biển đang được nhiều hộ tháo dỡ
Gia đình chị Nguyễn Thị Tươi (Giao Thuỷ, Nam Định) đang tất bật thuê người tháo dỡ ki-ốt. "Tôi gọi đồng nát đến cho họ tháo dỡ, cái gì bán được sắt vụn thì bán", chị Tươi buồn bã nói
Về lý do các hộ phải tháo dỡ, lãnh đạo UBND huyện Giao Thuỷ cho biết, các ki-ốt ven biển thị trấn Quất Lâm được hình thành từ năm 1997, các hộ dân được cho thuê đất, xây ki-ốt để kinh doanh. Đến năm 2019 đã hết thời gian cho thuê, chính quyền địa phương đã thu hồi nhằm phục vụ quy hoạch thị trấn nói chung, trong đó có bãi biển Quất Lâm
Hiện 19/113 ki-ốt tháo dỡ, tới đây việc tháo dỡ sẽ được hoàn tất
Ngoài ra, huyện đang tập trung giải quyết vấn đề đất đai, quy hoạch, phấn đấu đưa thị trấn Quất Lâm trở thành đô thị loại 4. Trong đó, bãi biển Quất Lâm được nâng cấp lên khu du lịch nghỉ mát, tắm biển cao cấp
Hiện UBND huyện Giao Thuỷ cũng đề nghị UBND tỉnh cho xây dựng đường kè ven biển, trồng cây để chắn sóng, gió bởi trước kia có các ki-ốt ngăn sóng nhưng sau khi tháo dỡ sóng sẽ đánh vào bên trong
Khu vực các ki-ốt bị tháo dỡ sẽ được quy hoạch trồng cây, hoa, đường giao thông chứ không kinh doanh dịch vụ gì. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ sẽ nằm sâu phía trong
Chị Tươi cho hay, gia đình bỏ ra số tiền 1,6 tỷ đồng để mua lại ki-ốt từ 2015, với mục đích cho thuê lại. Mỗi năm chị cho thuê với giá trung bình 100 triệu đồng. Như vậy sau sau gần 5 năm, chị đã lỗ vốn hơn 1 tỷ đồng
"Mình không tìm hiểu kỹ các ki-ốt nằm trong quy hoạch nên đầu tư mua lại. Hết thời gian thuê của nhà nước nên phải trả lại, lỗ nặng lắm nhưng phải chấp hành thôi", chị Tươi cho hay
Trong khi đó, nhiều hộ kinh doanh chọn cách cho những người thu mua đồng nát đến tháo dỡ. "Cho họ tự tháo dỡ, họ lấy được gì thì lấy rồi họ dọn dẹp cho", một chủ hộ kinh doanh nói
Doanh nghiệp và tiếp thị