MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cận cảnh nghề dẫn đường cho máy bay

12-10-2018 - 11:35 AM | Xã hội

Kiểm soát không lưu là một công việc liên tục đối mặt với áp lực, vì họ luôn phải bảo đảm hoạt động của các máy bay an toàn tuyệt đối. Một công việc căng thẳng, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Để có được những chỉ số an toàn bay cao trong khu vực và thế giới, có sự đóng góp không nhỏ của những con người người ngày đêm thức canh điều hành những cánh bay.

Gần đây, việc đào tạo kiểm soát viên không lưu đã được Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện bằng hình thức xã hội hóa, đem lại nhiều cơ hội cho các bạn trẻ có đam mê, vừa giảm ngân sách nhà nước. Khâu tuyển lựa vô cùng nghiêm ngặt (nhiều bước tuyển trong nước và đào tạo nước ngoài…), nhưng bù lại mức thu nhập mơ ước.

Tại Trung tâm Kiểm soát đường dài ACC Hà Nội, việc ra-vào đây được kiểm soát an ninh ngặt nghèo, bởi đằng sau mỗi huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu là sinh mệnh của hàng trăm, hàng ngàn người. Hãy cùng Tiền Phong vén bức màn bí mật của nghề đặc biệt này.

Cận cảnh nghề dẫn đường cho máy bay  - Ảnh 1.
Để những chiếc máy bay không bị lạc đường hay va chạm với các máy bay khác trên trời phải nhờ vào các KSVKL. Họ cũng là những người thường xuyên phải làm việc xuyên đêm; làm bạn với màn hình rada và ra các khẩu lệnh với phi hành đoàn
Cận cảnh nghề dẫn đường cho máy bay  - Ảnh 2.
 Dù luôn phải tập trung chú ý, nhưng công việc này cũng không hề căng thẳng. Mọi người thường ngạc nhiên khi tới tháp không lưu và thấy không khí làm việc rất bình lặng. Nhân viên chăm chú quan sát và ghi chép ra những khẩu lệnh nhẹ nhàng
Cận cảnh nghề dẫn đường cho máy bay  - Ảnh 3.
Các KSVKL chỉ được làm việc liên tục trong 120 phút, sau đó họ phải nghỉ ít nhất 30 phút. Trong khoảng thời gian này, họ không được phép làm bất cứ điều gì liên quan đến công việc, ngay cả kiểm tra e-mail. Họ có phòng yên tĩnh để nghỉ, xem phim, đọc sách hoặc uống cà phê. Các nhân viên tuân thủ quy định này một cách chặt chẽ, để có đầu óc tỉnh táo nhất khi quay lại làm việc
Cận cảnh nghề dẫn đường cho máy bay  - Ảnh 4.
Nghề KSVKL có điểm giống và khác so với tổ lái trên tàu bay. Giống ở điểm cùng tham gia hoạt động đảm bảo an toàn bay, cùng đối thoại với nhau trên tần số không lưu.  Khác ở điểm phi công chỉ kiểm soát một tàu bay và đảm bảo an toàn cho các hành khách trên tàu của mình. Còn kiểm soát viên không lưu phải kiểm soát tất cả tàu bay trong vùng trời trách nhiệm, đảm bảo an toàn cho toàn bộ con người trên những tàu bay đấy
Cận cảnh nghề dẫn đường cho máy bay  - Ảnh 5.
Về nguyên tắc, trước, trong và sau khi vào trực, KSVKL luôn được theo dõi sức khỏe. Nhân viên có vấn đề sức khỏe, tâm lý không được vào ca. Khi vào ca, gặp vấn đề liền có người dự phòng thay thế

Theo Hồng Vĩnh

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên