Đây là mô hình khá đặc biệt, sau khi nông dân ăn vụ lúa Hè Thu xong cho nước lũ vào ruộng, thả cá giống vào nuôi, trong thời gian nuôi khoảng 2-3 tháng (theo con nước lũ) người nuôi không tốn tiền thức ăn hay công chăm sóc mà cá vẫn lớn khỏe. Bình quân 1 công ruộng người nuôi cá có lãi từ 1 -1,2 triệu đồng/công, khỏe hơn sản xuất lúa vụ 3.
Theo Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ cho biết, hiện toàn thành phố có khoảng 20.000ha thực hiện nuôi cá ruộng trong mùa lũ, tăng khoảng 5.000 ha so với năm 2016. |
|
Có thể nói mô hình này nuôi cá tự nhiên, không cần vốn đầu tư nhiều. Ban đầu chỉ mua con giống và lưới bao xung quanh ruộng đề phòng nước lũ lớn cá đi. |
|
Nuôi cá ruộng tận dụng nguồn thức ăn thường có sẵn trong thiên nhiên chủ yếu là lúa chét, côn trùng từ trong rơm rạ, trứng ốc bươu vàng, sâu rầy, rong tảo, bèo... nên người nuôi giảm được chi phí về thức ăn. |
|
Năm nay nhờ mực nước lên cao, môi trường thoáng đãng, yên tĩnh nên cá lớn rất nhanh và ít hao hụt. |
|
Thời gian nuôi chỉ cần 2-3 tháng (tùy vào con nước lũ trên đồng) là cho thu hoạch. |
|
Năng suất trung bình từ 900kg - 1,2 tấn cá/ha. Trừ hết các khoản chi phí còn lãi từ 10 -12 triệu đồng/ha/vụ. |
|
Ông Lâm Văn Dư, ở ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ, cho biết: Năm năm nay là năm thứ 15 thực hiện mô hình nuôi cá ruộng với diện tích 4ha, sau khi trừ hết chi phí lãi trên 40 triệu đồng. |
|
Ông Dư, hiện là bí thư ấp Đông Hòa cho biết thêm, đặc biệt mùa lũ 2018, toàn có 182ha đất sản xuất nông đã có 165ha thực hiện nuôi cá ruộng đều đem lại nguồn thu nhâp ổn định so với sản xuất lúa vụ 3 (vụ Thu Đông). |
|
Ông Lâm Quang Trung, Chủ tịch UBND xã Đông Hiệp cho biết: Có thể nói nuôi cá trên ruộng trong mùa lũ là một sáng tạo độc đáo của bà con nông dân. Đa phần người nuôi đều tận dụng gốc rạ của vụ lúa Hè Thu để thả cá hoặc sau vụ Thu Đông, lúc lúa chét mọc nhiều, tạo thêm nguồn thức ăn thiên nhiên trong suốt mùa nước nổi. |
|
Theo kinh nghiệm của người dân nuôi cá ruộng, lúc mới mua cá giống vền nuôi cần bỏ trong vèo vài ngày cho cá quen với môi trường nước, sau đó mới thả cá ruộng. Khi mực nước lên cao, cá lớn dần chúng sẽ tự tìm thức ăn trong thiên nhiên. |
|
Người nuôi chỉ cần kiểm tra bờ, lưới bao hàng ngày để theo dõi và kịp thời xử lý những tình huống bất thường. Thể có thêm nguồn thức ăn cho cá, hiện nay nhiều người thường giăng vài bóng đèn điện trên ruộng lúa và cho cháy vào ban đêm để dẫn dụ các loại côn trùng đến làm mồi cho cá. |
|
Đặc biệt người nuôi cá cần chú ý là trong suốt quá trình thả cá không được dùng bất cứ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào trên đồng ruộng. |
|
Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi cá ruộng trong mùa nước lũ, vụ sau giảm được lượng phân bón và thuốc BVTV từ 15-20%. Đặc biệt lúa cho năng suất cao hơn khoảng 1 tấn/ha so với ruộng canh tác lúa 3 vụ/năm. |
|
Cá ruộng nuôi trong mùa lũ không tốn tiền thức ăn mà cá vẫn lớn nhanh. Bình quân cá chép, cá mè hoa 2-3 con/kg. |
|
Hiện thương lái đến tận ruộng nông dân mua cá chép giá từ 15.000 – 16.000 đồng/kg, còn cá mè hoa giá 9.000 – 10.000 đồng/kg. |
|
Cá nuôi ruộng được thương lái tại địa phương đến thu mua rồi chuyển đi bán cho cho tỉnh ĐBSCL và TP. HCM. |
|
Đặc biệt cá mè hoa dễ chết, thương lái phải bỏ riêng ướp nước đá giữ tươi để đem đi tiêu thụ |
|
Niềm vui của nông dân sau khi cân cá ruộng cho thương lái là nhận được số tiền. |