Cận cảnh thiết kế Tòa nhà Viettel Đà Nẵng: Nằm trong khuôn viên rộng hơn 1 hecta, gồm 2 tháp Trung tâm phần mềm - văn phòng và tháp Thương mại - dịch vụ công nghệ cao
Thiết kế 2 toà nhà theo hình khối mạnh mẽ, khúc triết, mang tính biểu tượng cao, đồng thời tạo sự độc đáo riêng, không bị nhoà lẫn trong không gian đô thị.
- 11-03-2022Tự tay decor căn hộ 93m² cho riêng mình, cô gái trẻ đã khiến đến KTS cũng phải bất ngờ mà khen ngợi
- 10-03-2022Không gian sống đáng ghen tị trong căn hộ 88m² đầy màu sắc của cặp vợ chồng trẻ với 40 chậu cây xanh và 1 chú cún
- 09-03-2022Căn hộ của gia đình 3 người chỉ 50m² nhưng nhìn cực rộng nhờ thiết kế độc đáo
Theo báo cáo UBND TP Đà Nẵng về việc triển khai thực hiện các kết luận của HĐND thành phố, thường trực HĐND thành phố tại các phiên họp thường kỳ từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, Tập đoàn Viettel nhận chuyển nhượng lô A1.1 Khu công viên Bắc Tượng đài (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) với diện tích 10.765 m2 và được điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 27/2/2017.
Tập đoàn Viettel đề nghị cho phép thực hiện dự án Trung tâm phần mềm, văn phòng công nghệ cao kết hợp trung tâm thương mại, dịch vụ công nghệ cao (diện tích 8.000 m2) và nhà ở chia lô hoặc chung cư (diện tích 2.865 m2), chiều cao đề xuất 30 tầng. Tổng vốn đầu tư dự án là 2.000 tỷ đồng. Tổng diện tích khu đất khoảng 10.765m2.
Khu đất có quy hoạch phát triển gồm 2 tòa tháp văn phòng và thương mại dịch vụ, trong đó trước mắt đầu tư xây dựng 1 tòa làm trụ sở, văn phòng làm việc cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và các đơn vị trực thuộc tại Đà Nẵng; tòa cao ốc còn lại dự phòng phát triển trong tương lai.
Hồi tháng 11/2021, Viettel đã tổ chức cuộc thi tuyển phương án kiến trúc “Tòa nhà Viettel Đà Nẵng”. Đến cuối tháng 12/2021, tập đoàn này đã chọn ra 4 thiết kế xuất sắc nhất.
Phương án được đánh giá cao nhất thuộc về Liên danh GMP – VNCC (gồm GMP International GMBH và Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam). Thiết kế 2 toà nhà theo hình khối mạnh mẽ, khúc triết, mang tính biểu tượng cao, đồng thời tạo sự độc đáo riêng, không bị nhoà lẫn trong không gian đô thị.
Điểm nhấn nằm ở "các hệ “cửa sổ lớn’’ ở các mặt toà nhà, ở các độ cao khác nhau là một xử lý tốt về hình tượng biểu đạt triết lý chủ đầu tư: cửa sổ nhìn ra thế giới và mang thế giới vào trong ngôi nhà của Viettel. Có nghiên cứu sự lưu thông gió và chiếu sáng bằng điều kiện chủ động, tự nhiên, hệ chắn nắng hợp lý cùng giải pháp thông minh cho từng hướng nắng gió sao cho phù hợp, đồng thời hạn chế được tiếng ồn đô thị…”, Viettel nhận xét.
Thiết kế độc đáo được Viettel trao giải nhất
Với việc đạt được giải nhất, thiết kế này có tiềm năng trở thành phương án chính thức được Viettel lựa chọn để xây dựng công trình mới tại Đà Nẵng.
Phương án Giải Nhì của Liên danh Nikken Sekkei – CDC (gồm Công ty Nikken Sekkei Ltd và Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam).
Phương án đạt giải Nhì
Phương án Giải Ba của Liên danh Viện QHXD Đà Nẵng – Raymond (gồm Viện Quy hoạch Xây dựng Đà Nẵng và Công ty TNHH Một thành viên thiết kế kiến trúc Raymond Việt Nam)
Phương án thiết kế đạt giải Ba
Phương án Giải Khuyến khích của Công ty Baumschlager Eberle Architekten
Phương án thiết kế đạt giải Khuyến khích
Trước đó, Tập đoàn Viettel đã rất chịu chi khi xây dựng toà trụ sở chính tại Hà Nội. Công trình này được chính thức khởi công từ quý I/2018, do Coteccons thi công. Kiến trúc bên tòa nhà cũng được thiết kế theo hướng mở và hiện đại, toàn bộ mái của công trình được phủ xanh, vuốt cong từ chân lên đỉnh mái. Sau hơn 1 năm, đại bản doanh của Viettel đã được chính thức đưa vào sử dụng, có sức chứa 1.000 người.
Trụ sở Tập đoàn Viettel
Doanh nghiệp và Tiếp thị