Cận cảnh trang trại nuôi trâu lớn nhất Hà Tĩnh
Ông Nguyễn Quang Thông (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đầu tư gần 20 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại, mua 250 con giống trâu vỗ béo và nái sinh sản. Đây là mô hình nuôi trâu lớn nhất Hà Tĩnh hiện nay.
- 15-02-2023Cá kèo tăng giá chóng mặt, dân nuôi không có mà bán
- 10-02-2023'Khách sạn' dành cho lợn ở Trung Quốc: chăn nuôi tự động, vận hành chính xác chẳng kém nhà máy lắp ráp sản xuất iPhone của Foxconn
- 07-02-2023Luôn miệng kêu gọi EU cấm vận Nga là có lý do, quốc gia này nuôi tham vọng chiếm lĩnh miếng bánh dầu thô 'béo bở' để thế chân Nga
Trang trại trâu của ông Nguyễn Quang Thông (53 tuổi, trú xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) rộng gần 4ha. Với quy mô 250 con trâu thịt và nái sinh sản, đây được xem là trang trại trâu lớn nhất Hà Tĩnh.
Trang trại được đưa vào đầu tư, chăn nuôi vào tháng 8/2020 với 100 trâu giống nuôi vỗ béo từ Thái Lan, 100 trâu giống nội địa và 50 con trâu nái sinh sản.
Hệ thống chuồng trại được đầu tư bài bản, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi trâu. Chủ trang trại nuôi trâu nói rằng nuôi trâu là hướng đi mới, cần có nguồn vốn đầu tư rất lớn nên phải tìm hiểu nguồn giống, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.
"Mỗi con trâu giống khi mua về đã có trọng lượng khoảng 400kg. Khi về trại sẽ được nuôi vỗ béo 4-5 tháng để đạt trọng lượng 600-650kg sẽ xuất bán”, ông Nguyễn Quang Thông cho hay.
Riêng trâu nái sinh sản sẽ được chăm sóc phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn nhân giống, phát triển đàn.
Những con trâu giống từ Thái Lan được gắn thẻ vàng ở tai.
"Mỗi kg thịt trâu có giá 100.000 đồng nhưng nay chỉ khoảng 65.000 đồng. Thị trường khó khăn trong khi giá thức ăn, giống ở mức cao nên trang trại đang bù lỗ. Tuy nhiên về lâu dài, mô hình nuôi trâu vẫn là hướng đi mới, mang lại kinh tế cao", ông Thông lý giải.
Ngoài diện tích chuồng nuôi lớn, chủ trang trại còn lắp đặt đầy đủ máng ăn, bồn nước và đá muối khoáng cho trâu.
Đàn trâu sinh sản đã cho các lứa mới, giúp tăng trưởng số đàn.
Ngoài 2ha trồng cỏ và ngô tại trang trại, ông Thông còn thu mua các sản phẩm nông nghiệp như ngô, sắn, lúa... để người dân trên địa bàn để phục vụ nhu cầu chăn nuôi.
Ngô, cỏ và sản phẩm nông nghiệp sau khi băm nhỏ sẽ được ủ chua cùng cám gạo khoảng 10 ngày mới cho trâu ăn để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Trang trại của ông Thông còn tạo công ăn việc làm cho gần 10 lao động địa phương, với mức thu nhập mỗi người từ 5-7 triệu đồng/tháng. Lãnh đạo UBND
"Chủ trang trại đã bỏ số vốn lớn để đầu tư song hai năm qua, do gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh và thị trường khiến giá trâu thịt giảm trong khi thức ăn và giống thì giá khá cao. Tuy nhiên, nếu đảm bảo được sự ổn định giá và tìm kiếm được thị trường, mô hình này sẽ là xu hướng phát triển tốt. Thời gian tới huyện sẽ cùng phối hợp tìm kiếm thị trường và các chính sách phù hợp để mô hình thêm sự phát triển", lãnh đạo UBND huyện Hương Khê bày tỏ.
Tiền phong