Cận cảnh tuyến buýt đường sông với nội thất hiện đại lần đầu tiên chạy thử nghiệm ở Sài Gòn
Tuyết buýt đường sông lần đầu tiên của thành phố đã chính thức được hạ thuỷ, đưa vào chạy thử nghiệm từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến bến Bình An (quận 2, TP. HCM). Bên trong tàu cánh ngầm được thiết kế hiện đại với đầy đủ tiện nghi phục vụ hành khách.
- 21-08-2017[Infographic]: Buýt sông Sài Gòn
- 07-06-2016TP.HCM sắp có buýt đường sông nội đô
- 14-11-2011Sẽ xây dựng tuyến xe buýt đường sông
Sáng ngày 21/8, tuyến buýt đường sông đầu tiên của Sài Gòn đã chính thức được hạ thuỷ, đưa vào chạy thử nghiệm để đánh giá kết quả ban đầu. Theo đó, quá trình thử nghiệm tuyến buýt đường sông với lộ trình từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến bến Bình An (quận 2).
Theo thông tin từ Sở GTVT TP.HCM, tàu buýt đầu tiên của tuyến buýt sông số 1 (tuyến Bạch Đằng - Linh Đông) đã lắp đặt xong, đang trong quá trình hoàn thiện. Sau khi chạy thử nghiệm vào hôm nay (21/8), dự kiến chính thức khai trương đón khách đi buýt đường sông vào tháng 10 năm nay.
Toàn tuyến gồm 5 tàu (mỗi tàu có 80 chỗ ngồi), trong đó 4 tàu vận chuyển hằng ngày và 1 tàu dự bị. Lộ trình của tuyến có 12 bến (9 bến chính thức và 3 bến bổ sung).
Thời gian di chuyển từ bến đầu đến bến cuối là khoảng 30 phút, trong đó thời gian cho tàu cập mỗi bến để đón và trả khách là 3 phút, giá vé 15.000 đồng/khách/lượt.
Đây là dự án do Công ty TNHH Thường Nhật thực hiện. Trong thời gian thực hiện, đơn vị này đề xuất với Sở GT-VT kết nối bằng xe buýt điện hoặc liên hệ với một đơn vị vận tải đường bộ bố trí buýt đường bộ đi vào để thuận tiện trong việc di chuyển bằng buýt đường sông.
Những hình ảnh bên trong chiếc tàu hiện đại lần đầu tiên chạy thử nghiệm...
Khu vực bến Bạch Đằng (quận 1) được chọn để hạ thuỷ tàu. Chiếc tàu buýt có thiết kế dạng cánh ngầm trước mũi, có chiều dài 18m được sơn màu vàng chủ đạo.
Dọc tuyến có 9 bến bãi, trạm dừng gồm: Bến trung tâm Bạch Đằng (quận 1); bến số 1-2 (Sài Gòn Pearl), bến số 1-3 (Bình An), bến số 1-4 (Thảo Điền), bến số 1-5 (Tầm Vu), bến số 1-6 (Thanh Đa), bến số 1-7 (Bình Triệu), bến số 1-8 (Hiệp Bình Chánh), bến số 1-9 (Linh Đông).
Tàu có tên "Waterbus" với logo là lộ trình di chuyển của đón trả khách của buýt đường sông.
Bên trong khoang tàu được thiết kế khá hiện đại với 80 ghế ngồi được làm bằng nhựa cứng giống buýt đường bộ. Ghế được bố trí hai dãy với mỗi dãy gồm 3 ghế ngồi cho hành khách.
Bên hông cabin tàu có các thiết bị hỗ trợ như áo phao (4 cái đầu và đuôi tàu) mỗi khi gặp sự cố. Bên cạnh đó hai bên tàu cũng được gắn gương cầu lồi cỡ lớn để dễ quan sát.
Lối lên cabin dành cho hành khách muốn ngắm cảnh, tận hưởng không khí thiên nhiên.
Trên mái tàu có hệ thống đèn pha, đèn tín hiệu.
Nơi lái tàu được thiết kế khá rộng với hai người ngồi điều khiển.
Thuyền trưởng đang lái tàu chạy thử nghiệm từ bến Bạch Đằng đến bến Bình An.
Dự án buýt đường sông với mục đích phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Sài Gòn được đa dạng với các loại hình vận tải. Đây cũng là dự án khuyến khích người dân có thói quen sử dụng phương tiện công cộng, tạo sự đồng bộ và đa dạng, giảm tải ùn tắc giao thông. Qua đó góp phần phát triển thành phố văn minh và hiện đại hơn.
Hành khách đi buýt đường sông cũng được xem các chương trinh, tin tức qua màn hình ti vi được lắp đặt ở đối diện hướng ngồi.
Điều hoà cũng được lắp đặt để phục vụ hành khách.
Hệ thống chuông báo động mỗi khi có sự cố.
Bồn rửa tay ở phía sau đuôi tàu để phục vụ hành khách.
Hiện tại bến buýt này cơ bản đã hoàn thành để phục vụ hành khách. Tuyến buýt đường sông Bạch Đằng đến Linh Đông có chiều dài gần 11km, chạy dọc sông Sài Gòn qua địa bàn các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức.
Thời Đại