Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên nhìn từ trên cao
Mặc dù thời gian gần đây các nhà thầu thi công dự án trên thông báo với Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị TP.HCM sẽ ngừng thi công nếu không được cấp vốn, nhưng tiến độ của cả công trình này vẫn đang được đẩy mạnh từng ngày. Theo đó, có một số gói thầu quan trọng đến nay đã đạt tiến độ thi công gần 100%, tổng thể cả dự án đến nay đạt 67% tiến độ hoàn thành.
- 15-08-2017"Đột nhập" đại công trường thi công các nhà ga tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
- 02-08-2017Vay nước ngoài gần 1,1 tỷ USD làm tuyến Metro Ga Hà Nội - Hoàng Mai
- 28-07-2017Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên nợ nhà thầu gần 500 tỉ đồng
- 25-07-2017Các Bộ bất đồng quan điểm về tuyến metro số 2
Tuyến metro 1 dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương), trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km đi trên cao (11 nhà ga). Tính đến cuối tháng 7, tuyến metro 1 đã hoàn thành 67,4% khối lượng thi công với chiều dài 17,2 km. Dự kiến trong tháng 8/2017 các nhà thầu sẽ lắp đường ray.
Đoạn tuyến trên cao từ cầu Rạch Chiếc "chạy" dài về quận 1.
.Nhà ga số 9 nằm gần cầu Rạch Chiếc đang được thi công
Toàn bộ phần đường trên cao đoạn từ cầu Sài Gòn đến Thủ Đức (nhà ga trung tâm) đã được nối thông suốt.
Theo ghi nhận, dọc các tuyến đường gần khu vực chợ Bến Thành (Q.1) trải dài đến dọc Xa lộ Hà Nội (đoạn quận 2 và quận 9) là hàng rào “lô cốt” dài hàng trăm mét của dự án Xây dựng tuyến đường sắt số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên). Đặc biệt, ngay những điểm thi công các hạng mục nhà ga lớn thuộc tuyến metro, bên trong luôn diễn ra cảnh thi công không ngưng tay.
Công trường thi công nhà ga trung tâm.
Đoạn đi vào nhà ga trung tâm tại Thủ Đức. Phần đất trống bên cạnh tuyến đường sắt là mặt bằng dự án Bến xe miền Đông mới đang được thi công.
Điểm nối từ đoạn Xa lộ Hà Nội (trước Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM) để chuyển hướng vào nhà ga trung tâm tại quận Thủ Đức.
Ban quản lý Dự án Đường sắt đô thị TP.HCM cho biết thêm toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào thử nghiệm năm 2019, vận hành chính thức vào năm 2020. Tuy nhiên, theo dự định của ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, trong trường hợp đoạn đường trên cao hoàn thành sớm thì có thể đưa vào sử dụng trước vào năm 2018, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch.
Nhìn từ trên cao, toàn tuyến metro số 1 đã xuất hiện những "đường cong mềm mại" trông thật đẹp mắt.
Đoạn tuyến đường sắt từ ngã tư Thủ Đức đến khu công nghệ cao TP.HCM. Qua quan sát, nhà thầu đã thi công phần cảnh quan bên dưới tuyến đường sắt, tháo dỡ rào chắn...
Bên cạnh tuyến metro số 1 đang được "nối" thông suốt gần 20km, dự án hầm chui trước khu du lịch Suối Tiên cũng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm kéo giãn mật độ lưu thông.
Theo UBND TP HCM, bằng mọi cách phải đảm bảo đúng tiến độ của tuyến metro số 1. UBND thành phố đã yêu cầu Sở Tài chính có văn bản báo cáo các Bộ, ngành theo tinh thần kết luận của Thủ tướng trong cuộc họp cuối tháng 6. Trước mắt, TP.HCM sẽ giải quyết tạm ứng 500 tỷ đồng cho Ban quản lý đường sắt đô thị thanh toán cho nhà thầu để mọi việc thi công không bị ảnh hưởng, gây tác động lớn đến tâm lý mọi người.
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM thông tin thêm, năm nay dự án tuyến metro số 1 cần hơn 5.400 tỷ đồng trong khi vốn Trung ương bố trí về chỉ 2.100 tỷ. Số tiền này theo tính toán chỉ đủ trả nợ nhà thầu và tiền tạm ứng của thành phố (trước đó TP.HCM ứng khoảng 900 tỷ đồng để chủ đầu tư trả tiền nhà thầu thanh toán cho công nhân).
Khu vực có thị trường BĐS sôi động nhất TP.HCM nhờ "bám" theo tuyến metro số 1. Đoạn kết nối vào đại lộ Mai Chí Thọ, cảng Cát Lái và hầm chui sông Sài Gòn.
Công trường thi công đoạn tuyến băng qua sông Sài Gòn.
Khu vực quận 2 có nhà ga lớn nhất trong toàn tuyến từ Thủ Đức đến cầu Sài Gòn, cũng là nơi tràn ngập dự án cao tầng.
Đoạn tuyến metro "đâm" xuyên các khu dân cư tại quận Bình Thạnh.
Qua quan sát, toàn tuyến metro càng đẩy nhanh tiến độ thi công thì xuyên suốt Xa lộ Hà Nội từ nhà ga số 1 kéo dài đến cầu Sài Gòn đang là cuộc cạnh tranh của hàng loạt dự án bất động sản từ cao cấp đến bình dân. Một chuyên gia bất động sản từng khẳng định, chính các tuyến metro hình thành trong tương lai tại TP.HCM sẽ quyết định ai là kẻ thắng, ai là kẻ thua và cũng chính các tuyến metro này phân chia lại khu vực của các chủ đầu tư.
Đối diện nhà ga Tân Cảng là siêu dự án Vinhoms Central Park.
Công viên bên cạnh nhà ga Tân Cảng
Ban quản lý Dự án Đường sắt đô thị TP.HCM cho biết thêm toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào thử nghiệm năm 2019, vận hành chính thức vào năm 2020. Tuy nhiên, theo dự định của ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, trong trường hợp đoạn đường trên cao hoàn thành sớm thì có thể đưa vào sử dụng trước vào năm 2018, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch.
Đoạn tuyến metro băng ngang đường Nguyễn Hữu Cảnh (điểm giao giữa quận 1 và Bình Thạnh)
Đoạn metro bắt đầu "chui" xuống nhà ga ngầm Ba Son
Công trường thi công dự án Vinhomes Golden River ngay bên cạnh nhà ga ngầm giáp sông Sài Gòn.
Thực tế, hiện tại dọc tuyến metro số 1 đang mọc lên rất nhiều dự án bất động sản của các nhà đầu tư tên tuổi. Đáng chú ý, nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ đều "tranh" nhau những khu đất đắc địa nằm cách các nhà ga thuộc dự án này trong bán kính từ 1-3km nhằm giành lợi thế cạnh tranh. Điển hình như tại nhà ga trung tâm quận 2, hiện có hơn 20 dự án chung cư cao cấp như Masteri Thảo Điền, Vinhomes Central Park, Gayway Thao Điền, Thảo Điền Pearl, The Ascent, Him Lam Phú An... bao quanh.