MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần cù có bù được thông minh, liệu có phải cứ nỗ lực, cố gắng chắc chắc thành công?

25-01-2019 - 22:02 PM | Sống

Thành công của mọi người là do bẩm sinh hay cứ nỗ lực rồi sẽ thành công.

Khi mới chỉ 4 tuổi, Yeou-Cheng Ma đã thể hiện một tài năng vượt trội khi chơi đàn violin. Dưới sự chỉ dạy của cha mình, Ycou-Cheng bắt đầu chơi nhạc từ khi 2 tuổi rưỡi. Chỉ vài năm sau đó, bé tham dự cuộc thi đầu tiên dành cho học sinh từ 14 -19 tuổi và giành chiến thắng.

Giáo viên dạy violin đã nói về tài năng của bé với mẹ, cũng là một sinh viên trường thanh nhạc sau này làm ca sĩ Opera. Cô nói: "Con gái của chị đúng là một nhạc sĩ xuất sắc. Chắc chắc tài năng chơi nhạc là do di truyền từ bố mẹ."

Cô giáo cũng nói thêm: "Chị Ma, tôi nghĩ thật đáng tiếc nếu chị không định sinh thêm một đứa nữa."

Lúc đó, ba người bọn họ sống trong một phòng trọ chật hẹp ở Paris. Họ vật lộn cũng chỉ đủ để kiếm sống. Rồi 4 năm sau khi sinh bé gái, một cậu con trai đã được sinh ra vào năm 1955. Tên của cậu là Yo-Yo Ma.

Một thần đồng đang được tạo ra

Yo-Yo Ma là một trong những nhạc công chơi nhạc cổ điển nổi tiếng nhất trên thế giới. Ông đã thu âm hơn 90 album nhạc và biểu diễn trên rất nhiều sân khấu, nhà hát trên toàn thế giới.

Từ khi sinh ra, Yo-Yo Ma đã lớn lên cùng âm nhạc. Ông chọn đàn violin ở tuổi lên 3 và bắt đầu chơi cello khi mới 4 tuổi. Cả ông và chị gái của mình được cha mình dạy ở nhà. Cha của hai người tin rằng: Tập trung và kỷ luật là chìa khóa để thành công.

Điều chắc chắn là Yo-Yo Ma đã luyện đàn cực kì chăm chỉ. Từ khi còn bé, ông đã luôn chơi những bản nhạc khó hơn rất nhiều so với tuổi. Dưới ánh mắt giám sát cẩn thận của cha, Yo-Yo đã luyện tập và biểu diễn hầu hết thời gian tuổi thơ của mình.

Nhưng thành công của Yo-Yo Ma là nhờ bao nhiêu công sức luyện tập chăm chỉ, và bao nhiêu là tài năng thiên bẩm?

Hệ quả của việc luyện tập có định hướng

Trong hơn 1993 nghiên cứu về luyện tập có định hướng, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những nhạc sĩ tài hoa đã tích lũy hàng nghìn giờ luyện tập có định hướng so với những người khác. Chính từ điều này, người ta đã kết luận rằng sự khác nhau giữa thành công khác biệt ở mỗi người là nhờ vào luyện tập có định hướng trong một thời gian dài thay vì tài năng bẩm sinh.

Từ đó, nghiên cứu này đã góp phần phổ biến niềm tin rằng: Nếu ai đó có thể dành đủ thời gian, họ sẽ có thể phát triển thành thạo một kĩ năng. Kiểu suy nghĩ này khiến chúng ta nghĩ rằng thành công là hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, những gì ta cố gắng nỗ lực sẽ luôn được đền đáp xứng đáng.

Nhưng điều này dẫn tới những niềm tin tiêu cực. Khi ta thấy ai đó bị bỏ lại phía sau, hay thể hiện kém trong một bài kiểm tra, ta thường nói mấy câu như "Cố lên tí nữa" hay "Mày phải học nhiều vào", đổ mọi lí do lên người đó.

Các nhà khoa học cũng đã khám phá ra nhiều bằng chứng chống lại quan điểm cho rằng luyện tập có định hướng là nhân tố chính quyết định thành công. Trong nghiên cứu này, họ đã phân tích lại 1083 kì thủ và 628 nhạc công.

Cần cù có bù được thông minh, liệu có phải cứ nỗ lực, cố gắng chắc chắc thành công? - Ảnh 1.

Khi phân tích mối quan hệ giữa việc luyện tập và cấp độ kĩ năng, họ đã tìm ra những chênh lệch lớn trong số giờ mà các chuyên gia bỏ ra để luyện tập. Trong một trường hợp, một kì thủ phải mất 26 năm để đạt được đến cùng cấp độ với một người mới chỉ bỏ ra 2 năm trời. Khi xem xét lại những nghiên cứu trước, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng: Có một vài người, dù có nỗ lực bao nhiêu, cũng không thể chạm đến cấp độ mà người khác đạt đến chỉ trong một thời gian ngắn.

Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy rằng luyện tập có định hướng chỉ có tác dụng với khoảng 30% những người tham gia nghiên cứu về cờ và âm nhạc. Nói cách khác, kĩ năng còn liên quan nhiều đến những yếu tố khác chứ không chỉ là nhờ vào luyện tập.

Vậy nên chỉ dành thời gian luyện tập là không đủ, hãy cùng xem xét chi tiết về những yếu tố tạo nên một vận động viên điền kinh cấp thế giới.

Điều gì tạo nên một vận động viên vĩ đại?

Vào năm 2007, chương trình Những Người Khổng Lồ Trong Giới Thể Thao xuất hiện ở nước Anh để phát hiện và rèn luyện những cá nhân tham gia vào Thế vận hội Olympic mùa hè 2012. Những người trẻ tuổi từ 16 đến 25 cũng có thể ứng tuyển, chiều cao ít nhất là 1m9 với nam giới và 1m8 với nữ giới, miễn là họ có tố chất thể thao. Ở tuổi 22, Helen Glover đã là người được chọn.

Chỉ một năm sau khi bắt đầu học chèo thuyền, Glover đã đạt được vị trí thứ nhất trong một giải đua thuyền lớn. Tại Olympics 2012, cô và đồng đội Stanning, người mới tập chèo thuyền từ khi học đại học đã thắng được huy chương vàng. Sau khi thắng huy chương vàng trong nhiều giải đua thuyền thế giới, Glover và Stanning lại một lần nữa đạt huy chương Olympic 2016.

Trong cuốn Gen Thể Thao, tác giả David Epstein đã khám phá ra vai trò của di truyền, cùng văn hóa và môi trường trong các môn thể thao cạnh tranh. Ví dụ, khi chiều cao là một yếu tố lợi thế rõ ràng trong bóng rổ, rất nhiều trường hợp khác mà các đặc trưng di truyền tạo ra sự khác biệt.

Nếu bộ mã di truyền của bạn không được thiết kế để chạy nước rút, bạn sẽ phải luyện tập vất vả để có thể đạt được đến vòng chung kết chạy 100m của Thế vận hội. Trong nhiều trường hợp, dù có luyện tập bao nhiêu cũng không ăn thua nếu như gen của bạn không hỗ trợ trong môn thể thao mà bạn luyện tập.

Điều đáng chú ý là có những vận động viên chọn một môn thể thao và nhanh chóng thành thạo dù họ có bắt đầu muộn hay luyện tập ít thời gian hơn so với mặt bằng chung, họ rất nhanh có thể đạt đến đỉnh cao.

Trong trường hợp của Helen Glover, cô cao, tay chân dài và như theo huấn luyện viên riêng của cô, rất chăm chỉ và dễ huấn luyện. Nói cách khác, cô là một ứng viên lý tưởng để tham gia bộ môn chèo thuyền.

Những tranh luận thế này dễ dẫn đến việc mọi người nghĩ rằng thành công trong thể thao là kết quả của việc thắng một giải đặc biệt trong trò xổ số di truyền. Những yếu tố khác góp phần vào thành công là việc biết nên đổ công sức vào đâu, và sau đó chỉ việc luyện tập lặp đi lặp lại theo một quy trình nhất định.

Cần cù có bù được thông minh, liệu có phải cứ nỗ lực, cố gắng chắc chắc thành công? - Ảnh 2.

Làm sao để phát huy thế mạnh

Phần lớn mọi người không trở thành cầu thủ bóng rổ. Hầu hết mọi người thiếu chiều cao, thể lực, hay các yếu tố thể chất và tinh thần cần thiết. Liệu có thể cho một người trung bình qua luyện tập để trở thành một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp?

Có lẽ là không. Mỗi người chúng ta có thời gian và sức lực giới hạn để đầu tư vào một điều gì đó. Nếu chúng ta không bắt đầu làm việc trong một lĩnh vực nhất định, thì tốt hơn là nên lựa chọn một lĩnh vực mà xu hướng tự nhiên của chúng ta phù hợp hơn.

Ví dụ một vị trí bán hàng, cần khả năng thuyết phục và nói chuyện với nhiều loại người khác nhau. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với người lạ và thích tự làm việc của mình, thì nên chọn một vị trí mà cần ít tương tác và nhiều phân tích hơn. Bỏ công việc không phù hợp để tìm ra một thứ phù hợp hơn là chiến lược dài hạn có lợi ích hơn là làm gì đó đi ngược lại sở thích và kỹ năng của bạn.

Một chiến lược khác đó là kết hợp những kỹ năng của bạn. Nếu bạn không thể giỏi nhất trong một việc, hãy giỏi ở một vài việc. Khi nhìn vào một người chỉ có 1 tài năng, có thể họ trông không mấy tài năng. Nhưng khi một kỹ năng kết hợp với một vài cái khác, thì kết quả có thể sẽ rất bất ngờ.

Một người mà tôi biết đã từng học ngành kỹ sư công trình dân dụng. Trong ngành này, việc chỉ có một kỹ năng sẽ không khiến bạn vượt trội. Điều khiến một người nổi bật hơn người khác cần có chuyên môn trong kỹ năng lên kế hoạch, thuyết phục người khác và marketing. Người này sau đó trở thành một giám đốc điều hành trong một công ty xây dựng với mức lương hàng trăm nghìn USD.

Rất ít người được di truyền để trở thành Yo-Yo Ma hay Helen Glover. Cái mà chúng ta nhận được, là thiên hướng ưu tiên một số kỹ năng và lĩnh vực nghề nghiệp. Khi chúng ta nhận ra được đặc trưng bẩm sinh của mình, ta có thể đưa mình tới vị trí tốt nhất có thể.

Nuôi dưỡng tiềm năng của bản thân

Liệu ai mới là người đúng? Đó là cô giáo dạy violin cho Yeou-Cheng Ma, người tin rằng tài năng được di truyền từ bố mẹ, hay đó là người cha đã đưa hai nhạc sĩ tài năng thành công nhờ vào sự siêng năng, tập trung và luyện tập?

Câu trả lời là cả hai. Nếu chúng ta làm việc đủ chăm chỉ và tin tưởng vào bản thân, nhiều điều có thể xảy ra. Thực sự có một số người có thể làm việc để đạt được tiến bộ lớn hơn trong thời gian ngắn hơn.

Bạn có thể tập trung vào điều gì là quan trọng. Khi bạn tự tìm ra rằng kĩ năng nào mà bạn học nhanh hơn những cái khác, bạn có thể đầu tư sự nỗ lực của mình vào đó. Khi bạn tập trung sức mạnh, bạn sẽ tìm thấy lí do.

Theo Mai Phương

Nhịp Sống Kinh Tế/Medium

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên