Cần nằm rõ những điều này trước khi sổ tạm trú chính thức bị khai tử vào cuối năm 2022 để không bị phạt
Năm 2022 là năm cuối cùng mà sổ tạm trú còn giá trị sử dụng. Vậy người dân cần nắm rõ những điều này trước khi sổ tạm trú chính thức bị khai tử.
- 29-09-2022AI - giúp việc hiệu quả của ngành y tế
- 29-09-2022‘Không tin bất cứ ai’: Chiến thuật nghi ngờ tất cả nhân viên của các gã khổng lồ công nghệ
- 29-09-2022Trung Quốc đã trấn áp toàn diện tiền điện tử ra sao?
Thời điểm sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức hết giá trị sử dụng
Theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2021), thì:
- Từ ngày 1/7/2021:
+ Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng
+ Không cấp mới Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú
+ Thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong các trường hợp có thay đổi thông tin.
- Từ ngày 1/1/2023:
+ Toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.
Theo đó, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho người dân sẽ chỉ còn được sử dụng đến ngày 31/12/2022. Từ ngày 1/1/2023 mới là thời điểm chính thức khai tử sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Ai phải đăng ký tạm trú?
Theo khoản 9 Điều 2 và theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020: Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Theo đó, chỉ khi đi khỏi nơi đăng ký trường trú từ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đăng ký tạm trú. Đây là quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân. Luật quy định rõ, người phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký tạm trú là người đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp mới ngoài nơi đã đăng ký thường trú.
Do đó, người có nghĩa vụ phải đăng ký tạm trú là người đi thuê nhà. Ngoài ra, việc đăng ký tạm trú còn mang lại nhiều quyền lợi cho người đi thuê trọ.
Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ) thì có thể bị phạt.
Cụ thể, người nào không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, xoá đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, nếu đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới (chuyển chỗ trọ mới...), đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú thì sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Nghĩa vụ đăng ký tạm trú là người thuê nhà và phải đăng ký trong thời gian 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi ở trọ. Nếu không thực hiện đúng quy định này, người thuê nhà sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng.
Đăng ký tạm trú online
Khi sổ tạm trú chính thức bị xóa bỏ, người dân cần đăng ký tạm trú online theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/.
Hệ thống yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia để tiếp tục.
Nếu chưa có tài khoản, công dân cần chọn Đăng ký phía dưới để tạo tài khoản.
Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin trên trang Khai báo tạm trú
Điền tất cả các thông tin có dấu (*) vì đây là thông tin bắt buộc phải nhập
Sau đó, tích chọn Tôi xin chịu trách nhiệm về lời khai trên và ấn Lưu và gửi hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết
Sau khi gửi hồ sơ đi, người dân cần đợi thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ có trách nhiệm giải quyết trong 03 ngày làm việc.
Nếu được yêu cầu đến trực tiếp để xuất trình các giấy tờ bản chính, người dân cần chấp hành để được đăng ký tạm trú.
Trí thức trẻ