‘Cần sớm triển khai xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp’
Đây là đề xuất của TS. Cấn Văn Lực nhằm phát triển thị trường trái phiếu minh bạch và bền vững hơn.
- 05-12-2021Nhà đầu tư cá nhân muốn mua trái phiếu doanh nghiệp NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT những điều này để tránh rủi ro
- 05-12-2021Trái phiếu doanh nghiệp đang bị 'siết' như thế nào?
- 03-12-2021Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp bất động sản
Ngày 3/12/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có Công điện yêu cầu Bộ Tài chính thanh, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm… báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/12/2021;
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện và cảnh báo các rủi ro và có biện pháp xử lý theo quy định, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng;
Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan nắm bắt tình hình, tiếp nhận thông tin, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật (nếu có) để xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
Cùng ngày 3/12, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có văn bản yêu cầu Uỷ ban Chứng khoán kiểm tra, giám sát hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong bối cảnh hoạt động phát hành TPDN không có tài sản bảo đảm tăng nhanh và nóng. Yều cầu Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đẩy nhanh việc ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch TPDN riêng lẻ giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo trách nhiệm được giao tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã liên tục ra các công văn, văn bản cảnh báo nhà đầu tư về tính rủi ro của TPDN, hai Nghị định 153, 81 đã được ban hành nhằm hạ nhiệt sức nóng của thị trường TPDN phát hành riêng lẻ.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV. Ảnh: Trọng Hiếu.
Chia sẻ quan điểm về động thái siết hoạt động trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây, TS. Cấn Văn Lực khẳng định, nhà đầu tư không nên quá hoảng sợ vì về cơ bản doanh nghiệp khi phát hành TPDN đều phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu của thị trường, yêu cầu của cơ quan quản lý, sẽ không có trường hợp đổ vỡ như Evergrand của Trung Quốc.
"Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, những động thái gần đây của Chính phủ, Bộ Tài chính cho thấy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phát triển "hơi" nóng. Hành động trên là nhằm rà soát, kiểm soát, để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và thị trường trong bối cảnh chưa có cơ quan xếp hạng tín nhiệm và một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu mà không có tài sản bảo đảm", ông Lực nói.
Riêng với trường hợp doanh nghiệp phát hành TPDN không có tài sản bảo đảm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, doanh nghiệp không làm sai quy định. Nhưng đứng từ góc độ cơ quan quản lý có thể thấy quan ngại về rủi ro cho thị trường, nhà đầu tư nên Bộ Tài chính đã đưa ra cảnh báo. Còn thực hư rủi ro ra sao cần có kết quả kiểm tra để có kết luận chính xác.
Trước câu hỏi, liệu Bộ Tài chính có thể sẽ ban hành thêm một Nghị định, Thông tư mới để siết chặt hơn hoạt động phát hành TPDN thời gian tới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, không loại trừ khả năng, nếu cơ quan quản lý thấy cần thiết để chấn chỉnh, quản lý chặt chẽ hơn hoạt động phát hành TPDN.
Tuy nhiên, ông Lực cũng nhấn mạnh rằng, điều này còn phụ thuộc vào kết quả rà soát, nhà đầu tư cũng không nên quá lo sợ. Đây cũng là cơ hội để có một kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam bài bản, minh bạch, công khai và lành mạnh hơn; hạn chế bớt hoạt động kiểm soát tương đối giật cục, bất chợt.
TS. Cấn Văn Lực khuyến cáo rằng, nên có những quy định cụ thể yêu cầu doanh nghiệp phải có xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành trái phiếu. Tất nhiên là phải có lộ trình cụ thể nhưng cần dần chuẩn hoá.
"Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể có tài sản đảm bảo hoặc không nhưng nhất thiết phải có cơ quan xếp hạng tín nhiệm để đánh giá, phân tích mức độ rủi ro của các loại trái phiếu, chủ thể phát hành trái phiếu để đưa mức độ xếp hạng, căn cứ vào đó suy ra lãi suất tương ứng, phù hợp với khẩu vị rủi ro cả từng nhà đầu tư. Ví dụ, loại trái phiếu B3 tương đối rủi ro khá cao nhưng vẫn có những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó và được hưởng lãi suất cao tương ứng và ngược lại", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về công bố thông tin, chuẩn mực kế toán, kiểm soát sát hơn với thông lệ quốc tế.
Nhà đầu tư