Cẩn trọng khi bệnh truyền nhiễm không còn xảy ra theo mùa: Việc cần làm để nhanh khỏi sốt xuất huyết, tránh biến chứng
Cho đến thời điểm hiện tại, các dịch bệnh về truyền nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn đang là mối lo ngại vì có nguy cơ bệnh không còn xảy ra theo mùa. Đặc biệt, dịch sốt xuất huyết cũng đang là dịch bệnh bùng phát ở châu Mỹ.
- 30-12-2023Rụng lông tóc ở ba vùng trên cơ thể có thể là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm
- 09-08-20234 sai lầm khi rửa tay cần tránh để khỏe mạnh trong mùa bệnh truyền nhiễm gia tăng
- 01-07-2023Bệnh truyền nhiễm liên quan đến muỗi có thể gia tăng bởi hiện tượng cực đoan này
Cẩn trọng khi bệnh truyền nhiễm không còn xảy ra theo mùa
Việt Nam, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, phải đối mặt với những thách thức liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm. Tình hình dịch bệnh có thể thay đổi nhanh chóng do nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, sự di chuyển của con người và sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn, virus mới.
Cho đến thời điểm hiện tại, các dịch bệnh về truyền nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn đang là mối lo ngại vì có nguy cơ bệnh không còn xảy ra theo mùa.
Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 9 năm 2024, cả nước đã ghi nhận 79.727 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 ca tử vong.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết, dịch sốt xuất huyết đang bước vào giai đoạn cao điểm hằng năm, diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11. Thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của muỗi truyền bệnh.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng của TP.HCM trong tuần qua đều tăng, ngành y tế tiếp tục tăng các biện pháp phòng chống dịch. Tuần qua, thành phố cũng ghi nhận 411 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gần 20%, nâng tổng số ca bệnh từ đầu năm lên gần 8.200. Quận 1, TP Thủ Đức và quận 7 có số mắc trung bình cao.
Dịch sốt xuất huyết ở châu Mỹ bùng phát ở mức kỷ lục
Dịch sốt xuất huyết đang lan rộng ở châu Mỹ với tốc độ đáng lo ngại, đặc biệt là ở các nước Nam Mỹ. Đây được xem là một trong những đợt bùng phát dịch lớn nhất trong lịch sử khu vực. Ngày 8/10, Tổ chức y tế Liên Mỹ (PAHO) cảnh báo số ca sốt xuất huyết được ghi nhận ở châu Mỹ trong 8 tháng đầu năm nay đã lên tới 11,733 triệu người, tăng gấp 2 lần rưỡi so với cùng kỳ năm trước, và đây là con số người mắc kỷ lục.
Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cho biết số ca nhiễm sốt xuất huyết ở các nước châu Mỹ đã tăng gần gấp rưỡi trong 3 tuần qua, lên tới 5,2 triệu ca mắc, tính từ đầu năm đến nay. Giám đốc PAHO Jarbas Barbosa nêu rõ vaccine có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng hay số ca tử vong liên quan đến bệnh dịch này.
Bị sốt xuất huyết phải làm sao để nhanh khỏi, phòng ngừa biến chứng?
Khi bị sốt xuất huyết, việc chăm sóc sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:
1. Đến ngay cơ sở y tế: Cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị phù hợp. Người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình bệnh và kịp thời phát hiện các biến chứng.
2. Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngoài việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể hồi phục sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch, người bị sốt xuất huyết cần tránh vận động mạnh để giảm thiểu nguy cơ xuất huyết.
3. Uống nhiều nước: Uống đủ nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi và nôn mửa. Các loại nước nên uống bao gồm nước lọc, nước trái cây (cam, bưởi, chanh), nước dừa... giúp cung cấp vitamin và khoáng chất.
4. Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm: Cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Các thực phẩm nên ăn bao gồm:
- Thực phẩm giàu protein (thịt nạc, cá, trứng, sữa giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương)
- Trái cây tươi cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ưu tiên các loại quả có màu sắc sặc sỡ như cam, bưởi, đu đủ, xoài...
- Rau xanh: Cung cấp vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Cháo loãng: Dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng.
Thực phẩm nên tránh gồm: Thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng; Đồ uống có ga làm tăng nguy cơ mất nước; Rượu bia làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
5. Giữ vệ sinh cá nhân và thực hiện các biện pháp chống muỗi
- Rửa tay thường xuyên: Ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh khác.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa: Loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa.
- Phòng ngừa muỗi đốt bằng cách ngủ màn, dùng các sản phẩm khăn lau xua muỗi có hương sả tự nhiên, an toàn khi sinh hoạt ngoài trời, đặc biệt vào buổi tối. Đối với trẻ em nên mặc quần áo sáng màu, dùng tã quần xua muỗi.
Chế độ ăn uống hợp lý cùng với việc điều trị kịp thời sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết.
Phụ nữ số