Cẩn trọng với những bệnh thường gặp vào mùa mưa lũ, tránh biến chứng nguy hiểm
Tình hình mưa lũ chưa có dấu hiệu ngừng lại, hãy cẩn trọng phòng tránh nếu bạn không muốn mắc phải những bệnh thường gặp vào mùa mưa lũ này.
- 03-08-201810 dấu hiệu lạ trên da "tố cáo" bệnh tiểu đường, ung thư, viêm gan và tuyến giáp
- 03-08-2018Khuyến nghị mới nhất của Quỹ Nghiên cứu Ung thư TG cho những ai muốn giảm nguy cơ mắc bệnh
- 02-08-2018Hà Nội: Cử 3 bệnh viện khám cho người dân vùng ngập, đã có hàng chục ca đau mắt đỏ
Miền Bắc và miền Trung trên cả nước đang bước vào những ngày mưa lũ kéo dài. Mấy tuần nay, dường như ngày nào Hà Nội cũng phải gánh chịu những cơn mưa rả rích, tạo điều kiện phát sinh nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Việc cẩn trọng với những căn bệnh thường gặp vào mùa mưa lũ, từ đó tìm những giải pháp phòng tránh bệnh cho bản thân đóng vai trò cực quan trọng.
Đỉnh điểm là tối 31/7 vừa qua, cả Hà Nội ngập trong biển nước đúng vào giờ tan tầm khiến chúng ta không kịp trở tay. Mưa to, đường ngập gây nên hiện tượng tắc đường kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Không chỉ là ngâm người lâu sau lớp áo mưa ẩm ướt, mũ bảo hiểm ẩm ướt, chân tay của mọi người đều phải dầm mưa, đặc biệt là chân cứ phải lội bì bõm dưới mặt nước. Điều này vô tình dẫn đến những căn bệnh thường gặp vào mùa mưa lũ không ai mong muốn.
Điều đáng nói là tình hình mưa lũ sẽ còn tiếp tục kéo dài đến hết tuần chứ không có dấu hiệu chấm dứt ngay. Do đó việc cẩn trọng với những căn bệnh thường gặp vào mùa mưa lũ, từ đó tìm những giải pháp phòng tránh bệnh cho bản thân đóng vai trò cực quan trọng. Một số bệnh thường gặp vào mùa mưa lũ là:
Nhiễm khuẩn da chủ yếu lây do nguồn nước bẩn.
Theo BS Vũ Văn Khang (chuyên khoa Da liễu, Nguyên giám đốc Bệnh viện Phong Hà Nam), bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lũ. Các bệnh thường gặp vào mùa mưa lũ này bao gồm một số bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân mà dân gian thường gọi là "nước ăn chân"; mẩn ngứa; viêm da.
Theo đó, nhiễm khuẩn da chủ yếu lây do nguồn nước bẩn. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên tắm và rửa mặt bằng nước sạch ngay sau khi đi mưa về. Nhất là với tình trạng ngập ở Hà Nội, một khi ngập sẽ kéo theo nước ô nhiễm ở cống, hồ tràn lên, là nguồn lây nhiễm bệnh cực nguy hiểm.
Đau mắt đỏ
Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ngay trong giai đoạn mưa lũ, chuyên gia khuyên mọi người hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt thường xuyên ngày 3 lần.
Theo BS Đặng Văn Quế (Giám đốc Bệnh viện mắt DND), đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mùa mưa.
Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ngay trong giai đoạn mưa lũ, chuyên gia khuyên mọi người hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt thường xuyên ngày 3 lần cho các thành viên trong gia đình.
Bệnh đường tiêu hóa
Ở những vùng, miền xảy ra mưa, lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định, bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc amíp, Giardia. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.
Điển hình hay gặp nhất trong và sau mưa, lũ lụt là bệnh tiêu chảy. Đứng hàng đầu trong bệnh tiêu chảy là tiêu chảy cấp tính. Bệnh tiêu chảy cấp tính có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng chiếm vị trí hàng đầu vẫn là vi khuẩn tả (Vibrio cholera).
Ở những vùng, miền xảy ra mưa, lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả thì căn nguyên gây tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác cũng đóng vai trò đáng kể trong việc gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ, lụt liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống ).
Do đó, chúng ta cần cẩn trọng cao độ trong việc ăn chín uống sôi, trước khi ăn cần đảm bảo rửa tay thật sạch. Bảo quản thức ăn cẩn thận, tránh ruồi muỗi bâu vào…
Bệnh sốt vàng da
Trong và sau mưa, lũ lụt, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể con người.
Bệnh sốt vàng da, chảy máu sau mưa, lũ lụt do vi khuẩn Leptospira gây ra: Bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước.
Trong và sau mưa, lũ lụt, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể con người. Do đó cần di chuyển ra khỏi nước lũ càng sớm càng tốt và tắm tráng sạch sẽ bằng nước sạch.
Bệnh sốt xuất huyết
Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người.
Sau mưu lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh sau bão lũ. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Do đó cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng và phòng chống muỗi đốt.
Diệt bọ gậy bằng cách: thả cá bảy màu, cá đuôi cờ vào các nơi chứa nước để cá diệt bọ gậy. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: thu gom, hủy bỏ các vật dụng phế thải xung quanh nhà là những nơi có thể chứa nước mưa tạo nơi đẻ trứng của muỗi như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ và gáo dừa, lốp xe...; đậy kín các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum, vại, lu khạp; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hay nhỏ dầu hỏa vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), thường xuyên thay rửa lọ hoa (bình bông). Phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nơi ở...
Helino