MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Càng bủn xỉn keo kiệt với 2 thứ sau lại càng dễ giàu có, người thành công nào cũng gật đầu công nhận

06-09-2019 - 12:39 PM | Sống

Vị tỷ phú sáng lập Microsoft chính là điển hình của kiểu người biết "keo kiệt" đúng cách, đúng đối tượng và đúng thời điểm nhất, biến đó trở thành bí quyết thành công cho chính mình.

Phim ảnh thường để lại cho chúng ta ấn tượng về người giàu là hai từ: phung phí, xa hoa. Họ tiêu tiền như nước, vàng bạc, đá quý đeo đầy người, xe sang xếp thành hàng, bữa ăn nào cũng toàn bào ngư, vi cá, tôm hùm...

Thế nhưng, trong cuộc sống thực, không phải tất cả người giàu đều sống như vậy. Có những gia đình ăn uống đạm bạc, đi xe nội địa không cần thương hiệu nổi tiếng, đi chợ vẫn mặc cả cân thịt mớ rau với người bán hàng, sống cuộc đời bình thường như bao nhiêu gia đình bình thường khác, dù sở hữu cả gia tài bạc tỷ.

Người không hiểu sẽ cho là họ "keo kiệt", "bủn xỉn" nhưng với người hiểu chuyện, càng keo kiệt bủn xỉn như vậy càng chứng tỏ họ có nhận thức đúng đắn về tiền bạc, hiểu được giá trị của sự tích lũy và trân trọng công sức mình đã bỏ ra để kiếm về từng đồng tiền.

Có lẽ đây chính là sự khác biệt giữa người giàu và người bình thường trong xã hội. Họ biết "keo kiệt" đúng cách, biết tích lũy của cải, cuối cùng, họ chính là người có thể leo lên đỉnh cao thành công mà ai ai cũng mong muốn. Do đó, khi gặp 2 thứ này, nhất định phải học cách thể hiện sự keo kiệt, bủn xỉn của bản thân:

1. Keo kiệt trong chuyện vay tiền

Những người giàu có thực sự bản lĩnh trong việc quản lý tiền. Đừng nghĩ rằng khi anh ta có tiền càng dễ vay mượn, thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Rất nhiều người Do Thái nổi tiếng không chỉ nhờ năng lực kinh doanh, biết kiếm tiền mà còn rất biết cách chi tiêu và quản lý tiền của mình. Có một câu nói được họ yêu thích như sau: "Nếu cho bạn bè mượn tiền, chúng ta có thể sẽ mất một người bạn và có thêm một kẻ thù!"

Càng bủn xỉn keo kiệt với 2 thứ sau lại càng dễ giàu có, người thành công nào cũng gật đầu công nhận - Ảnh 1.

Tại Sơn Đông, Trung Quốc, có một người nông dân Chu Chi Văn tình cờ tham gia chương trình ca hát và trúng giải thưởng lớn, từ đó trở thành phú hộ giàu nhất làng. Nhớ tình làng nghĩa xóm, anh ta thường xuyên bỏ tiền riêng ra tu sửa phố xá, cầu đường, gặp hàng xóm có gì khó khăn, anh ta đều nể mặt cho vay mượn, giúp đỡ hết sức mình. Thế nhưng, sau một thời gian dài, những người trả nợ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu có lời hỏi đến, dân làng lại xì xào chỉ trích anh ta keo kiệt, bủn xỉn vài đồng tiền trinh. Dường như họ đều cho rằng anh Chu đã giàu rồi, kiếm được nhiều tiền rồi, anh có trách nhiệm phải giúp những người đang khó khăn và họ có quyền không cần trả số tiền đó.

Rõ ràng, khi liên quan tới tài chính, tiền bạc, mọi vấn đề đều trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, những người thực sự giàu có thường thể hiện rất bình dị, tránh khoe khoang của cải với người ngoài. Họ có thể dễ dàng chấp thuận vay mượn để đầu tư, để kiếm tiền, thu lợi nhuận, hoặc thậm chí là làm từ thiện, nhưng lại rất "kị" vay mượn liên quan tới tình nghĩa. Dùng tiền đổi tiền là chuyện đương nhiên, nhưng dùng tiền đổi nghĩa thì sớm muộn cũng mất cả hai.

2. Keo kiệt về thời gian

Người giàu là người có ý thức mạnh mẽ về thời gian. Nếu chúng ta để ý tới các ông chủ lớn sẽ thấy rằng, lịch trình làm việc của họ luôn dày đặc từ sáng tới tối, cần tranh thủ từng giây từng phút mỗi ngày. Trong các cuộc nói chuyện, họp hành, họ cũng thích tập trung vào mục tiêu chính, đi thẳng tới điểm trọng tâm chứ không bận tâm tới tiểu tiết nhỏ nhặt, lan man xung quanh. Nguyên do của thái độ này chính là tư duy "Thời gian là vàng là bạc" trong mắt họ. Anh đặc biệt hối hận về thời gian của mình. Họ đặc biệt có thói quen đúng giờ và căm ghét thói xấu đi trễ về sớm, thích "cao su" của đại đa số người, làm lãng phí thời gian của cả hai bên.

Càng bủn xỉn keo kiệt với 2 thứ sau lại càng dễ giàu có, người thành công nào cũng gật đầu công nhận - Ảnh 2.

Tại Nhật Bản, tháng 2 năm 2019, Bộ trưởng An ninh mạng và Thế vận hội Nhật Bản Yoshitaka Sakurada đến muộn một cuộc họp 3 phút đã phải lập tức lên tiếng xin lỗi chính thức đến toàn thể mọi người. Ở Anh, việc đi muộn đã khiến nền kinh tế tổn thất tới 9 tỷ bảng Anh vào năm 2017. Ở Mỹ, việc đi muộn cũng gây ảnh hưởng đến kinh tế, Ước tính thành phố New York tổn thất 700 triệu USD/năm và bang California tổn thất 1 tỷ USD/năm vì vấn đề đi muộn, theo báo cáo năm 2018. Tất cả những điều này cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý và tận dụng thời gian một cách hiệu quả lớn đến thế nào.

Trong cuộc phỏng vấn của Charlie Rose, tỷ phú Bill Gates cùng với Warren Buffet đã luận về vấn đề thứ hàng hóa duy nhất mà tiền không thể mua được chính là thời gian. Gates có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn, thứ duy nhất ông không thể mua chính là thời gian. Với ý nghĩ đó, nhà sáng lập Microsoft luôn lên kế hoạch cho mỗi ngày của mình một cách tỉ mỉ, đảm bảo từng khoảnh khắc được sử dụng tốt nhất.

Dương Mộc

Tổng hợp

Trở lên trên