Càng ngẫm càng thấm: Thong thả mà sống, rồi đâu sẽ có đó, càng vội vàng càng dễ hỏng việc
Cuộc sống cũng giống như đường chạy vậy, có có thể kéo dài vô tận, còn bạn cũng phải không ngừng chạy. Vậy bạn chạy kiểu gì, bạn chọn ra sao?
- 12-08-2021Muốn tăng cường trao đổi chất, bảng thực phẩm hàng ngày của bạn đã có đủ những món ngon này chưa?
- 12-08-2021Sự khác biệt giữa người có tiền tiết kiệm và người 0 đồng là gì?
- 12-08-2021Nên trữ rau trong tủ lạnh bao nhiêu ngày? Thói quen sai lầm có thể khiến gia đình rơi vào hiểm họa khôn lường
- 12-08-20215 cơ hội để thay đổi vận mệnh: Nắm chắc bất kỳ cơ hội nào, cuộc sống của bạn cũng có thể “nở hoa”
01
Trong khi mỗi người đều đang cố gắng chạy thật nhanh, có rất nhiều người không tới được đích.
Người từng tham gia chạy marathon hay chạy đường dài thường sẽ có những sự cảm ngộ rất sâu sắc, nếu chạy quá nhanh, họ sẽ bị lãng phí thể lực ở phần đầu của cuộc thi, sau cùng sẽ bị tụt lại xuống giữa.
Giống như những người không nhẫn nại, vừa nghe tiếng còi đã dùng hết sức mình xông lên, hay cứ theo thói quen chạy của mình, từng bước từng bước ổn định chạy lên?
Nếu lựa chọn cách thứ nhất, chúng ta sẽ chỉ có thể làm anh hùng trong một khoảng thời gian, nhưng sẽ rất khó để nắm vững cả quá trình. Nếu chọn phương pháp phía sau, tôi tin rằng chúng ta có thể tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, với tốc độ không đổi, chúng ta có thể vượt qua rất nhiều người.
Vì sao lại như vậy? Bởi lẽ thể lực của chúng ta là có hạn, chúng ta là cơ thể xác thịt, không thể lúc nào cũng "nhanh", nếu không chúng ta sẽ bùng nổ, suy sụp. Lúc này, nếu biết cách chậm lại, thứ chúng ta thu hoạch được, nhất định sẽ nhiều hơn "chạy nhanh" trong thời gian ngắn rất nhiều.
Thế giới này, chỉ có hai loài động vật có thể lên được tới đỉnh của kim tự tháp. Một là chim ưng, loài còn lại là ốc sên.
Tích tiểu thành đại, từng bước từng bước một, đây chính là trí tuệ của "ốc sên". Chúng tuy yếu đuối, nhỏ bé, nhưng chúng lại chính là loài có thể đồng đẳng với chim ưng.
02
Trong một thế giới mà cái gì cũng phải "nhanh" như hiện nay, rất nhiều người dần dần trở nên tê liệt, quên mất thứ mà mình theo đuổi, hoài nghi cái gọi là "nhanh" liệu có ý nghĩa gì hay không.
Tất cả những cái gọi là "nhanh", chúng ta đều có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Về ăn uống, chúng ta không còn lo lắng việc phải ăn uống ở nhà, chúng ta thích gọi đồ ăn sẵn, thích ăn thức ăn nhanh, hay ăn mỳ gói. Những "món ăn nhanh" như vậy chưa chắc đã đem lại nhiều dinh dưỡng, nhưng chúng ta thích.
Về đọc sách, chúng ta không còn đủ kiên nhẫn để lật giở từng trang, cảm nhận cái đẹp của từng câu chữ. Chúng ta chỉ muốn biết cái kết. Kiểu đọc như vậy có ích gì hay không?
Về công việc, về kinh doanh, chúng ta vì muốn nhanh được thăng quan tiến chức, nhanh kiếm được lợi nhuận mà bất chấp thủ đoạn, cái gì nhanh gọn lẹ thì chúng ta làm, để rồi đón lấy cái kết không được dài lâu.
"Nhanh", dần dần đã trở thành từ ngữ đại diện cho thế giới hối hả hiện đại.
Chúng ta không biết một điều rằng, tất cả những cái gọi là "nhanh" trên đời này đều có hại. Bởi lẽ làm việc tỉ mỉ mới có thể cho ra chất lượng công việc, chậm lại một cách thích hợp mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xã hội phát triển càng nhanh chóng, chúng ta càng phải biết cách "chậm lại" đúng lúc.
Chậm lại để ăn lấy một bữa đàng hoàng, chậm lại để ngủ một giấc thật ngon, chậm lại để mài giũa bản thân, chậm lại để bồi dưỡng thêm một kĩ năng mới, chậm lại để có một cuối tuần thư thái bên gia đình, chậm lại để từ từ nói chuyện tâm sự với con cái… và quan trọng là chậm lại để lấp đầy nội tâm, để nó trở nên mạnh mẽ hơn.
Với một người bình thường mà nói, nếu bạn muốn đứng vững giữa thế giới này với một thái độ tốt hơn, thứ bạn cần là gì? Rất đơn giản, đó chính là lấp đầy thế giới nội tâm.
Làm sao để lấp đầy được thế giới nội tâm? Cách trực tiếp nhất chính là dùng phương thức sống "chậm" lại để trị liệu cho cái tâm ấy, để nó uốn chảy như mùa xuân, rồi cuối cùng hợp lại nơi biển xanh.
Thế giới nội tâm cả một người chính là tượng trưng cho cảnh giới của người đó. Một người có một nội tâm phong phú luôn biết cách làm sao để đứng vững giữa dòng đời hối hả, luôn biết cách làm sao để tìm thấy cơ hội để "chậm lại", cân bằng cuộc sống, sạc năng lượng tích cực để rồi lại yêu đời và tiếp tục xông pha.
Giữa thế gian phồn hoa phức tạp này, điều chúng ta có thể làm là không để mình trôi theo dòng nước, không đánh mất đi quan điểm của bản thân, không quên mất chính mình, không mưu cầu cái gọi là "nhanh". Ngược lại, hãy để "tâm" của mình nhìn vào gương, hãy để "tâm" trở nên thông suốt hơn, để sự "chậm lại" làm phong phú tâm hồn mỗi chúng ta.
Xxa hội càng hối hả, càng nên chậm lại một chút, rất nhiều khi, chỉ khi chúng ta bước chậm lại, sức mạnh mới được tích lũy đủ đầy để rồi phản công hiệu quả ở giai đoạn phía sau.
Thong thả mà sống, rồi đâu sẽ có đó, càng vội vàng càng dễ hỏng việc!
Doanh nghiệp và tiếp thị