Canh bạc nguy hiểm của FED
Thị trường chứng khoán chao đảo sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ám chỉ sẵn sàng để nền kinh tế rơi vào suy thoái nếu đó là điều cần thiết để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%.
- 15-12-2022Dù giữ vững lập trường về lãi suất, duy còn một vấn đề khiến Fed ‘mông lung’
- 15-12-2022Chủ tịch Fed nói gì sau khi tăng lãi suất lên mức cao nhất 15 năm: Chúng tôi sẽ chưa dừng lại!
- 13-12-2022Thông điệp trái kỳ vọng của FED: Lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao thay vì giảm xuống trong năm 2023
Các chỉ số chứng khoán quan trọng của Mỹ như S&P 500, Dow Jones, Nasdaq 100 đều giảm điểm trong phiên ngày 16-12 sau khi FED tăng lãi suất 0,5 điểm % lên phạm vi mục tiêu từ 4,25 % đến 4,5 %, tỉ lệ cao nhất trong 15 năm.
FED cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất đến năm 2023 lên 5,1%, cao hơn so với dự báo trước đó. Các nhà hoạch định chính sách cũng đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế vào năm 2023 từ mức 1,2% như dự báo vào tháng 9 xuống còn 0,5%.
Sàn giao dịch chứng khoán ở TP Frankfurt - Đức hôm 15-12 Ảnh: REUTERS
Ông Ryan Sweet, nhà kinh tế trưởng tại Công ty Tư vấn kinh tế Oxford Economics, nhận định thông điệp mà FED đưa ra rất rõ ràng là Mỹ sẽ ngăn chặn lạm phát hoặc phá vỡ nền kinh tế. Đồng thời, ông Sweet cảnh báo FED sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn lạm phát đình trệ - sự kết hợp giữa tình trạng kinh tế trì trệ và lạm phát cao.
Sau khi một loạt ngân hàng trung ương tăng lãi suất và cảnh báo còn nhiều đợt tăng nữa trong năm tới, các chỉ số chứng khoán quan trọng ở châu Á, như chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản, chỉ số Nikkei (Nhật Bản), Kospi (Hàn Quốc), S&P/ASX 200 (Úc) đều chứng kiến phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp hôm 16-12.
Theo hãng tin Reuters, lãi suất tăng ở châu Âu, Anh, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Na Uy, Mexico và Đài Loan (Trung Quốc) hôm 15-12 nối gót FED và việc các ngân hàng trung ương cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát được kiểm soát đã khiến thị trường lo lắng về kịch bản suy thoái kinh tế.
NLĐ