Cảnh báo loại động vật “bản sao” dễ nhầm với bạch tuộc nhưng có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang, hàm lượng nhỏ vẫn giết chết 10 người trên 70kg
Điều đáng lo ngại nhất chính là giống bạch tuộc đốm xanh này đang xuất hiện ở rất nhiều nơi và bị trà trộn trong bạch tuộc thực phẩm mà có thể bạn không hay biết.
- 25-12-2019Công thức bữa ăn 1 món súp, 3 món phụ: Nghệ thuật ăn uống lành mạnh giúp người Nhật có sức khỏe dồi dào, kéo dài tuổi thọ
- 24-12-2019Phân biệt mệt mỏi với buồn ngủ: Đâu là triệu chứng báo hiệu sức khỏe bạn có vấn đề?
- 24-12-2019TS dinh dưỡng: Bí quyết để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất với số tiền phải bỏ ra ít nhất
Bạch tuộc đốm xanh – Cẩn thận khi mua bạch tuộc ăn lại "xơi" phải thuốc độc
Mới đây, trên trang Hạ Long Today chia sẻ thông tin mang tính cảnh báo đến tất cả mọi người, nhất là những người ham mê ăn bạch tuộc. Theo đó, trang chia sẻ một trường hợp người dân đi mua bạch tuộc (dân Hạ Long gọi là con Ruốc) về ăn. Khi đem ra chế biến, người dân phát hiện một con có bề ngoài kỳ lạ với những đốm xanh nên bỏ ra ngoài. Khi được hỏi, họ mới hay biết đây chính là giống bạch tuộc đốm xanh cực độc, may mắn là chưa ăn phải.
Bạch tuộc đốm xanh là một trong 4 loại bạch tuộc rất độc với đặc điểm bên ngoài là lớp da màu vàng và những đốm xanh đặc trưng
Trang Hóng Express chia sẻ lại thông tin và cũng lên tiếng cảnh báo cho mọi người hiểu rõ hơn về con bạch tuộc đốm xanh này. Theo đó, bạch tuộc đốm xanh là một trong 4 loại bạch tuộc rất độc với đặc điểm bên ngoài là lớp da màu vàng và những đốm xanh đặc trưng. Thức ăn yêu thích của chúng là những động vật nhỏ như cua, tôm và các loại giáp xác khác.
Về màu sắc, bạch tuộc xanh sẽ thay đổi tùy thuộc vào môi trường, độ chiếu sáng của mặt trời, độ sâu của nước. Do vậy, bạch tuộc xanh sẽ có màu từ xanh lục đến nâu đỏ. Màu sắc sẽ trở nên sặc sỡ khi chúng bị kích động hay chuẩn bị tấn công.
Bạch tuộc đốm xanh được công nhận là sinh vật biển độc nhất trên thế giới, tuy kích cỡ khá nhỏ và bản tính hiền lành. Nhưng khi bị kích động, chúng trở thành mối nguy hại đối với con người do nọc độc của chúng có chứa chất độc thần kinh tetrodotoxin vô cùng mạnh.
Theo các nhà khoa học, chất độc của bạch tuộc xanh có thể tồn tại ở nhiệt độ cao dù đã được nấu kỹ hay đã chết. Theo Wikipedia, bạch tuộc đốm xanh dù có kích cỡ nhỏ 12-20cm, với bản tính hiền lành nhưng cực nguy hiểm khi bị kích động. Độc tố của một con bạch tuộc xanh 25g có thể giết chết 10 người nặng trên 70kg.
Độc tố trong bạch tuộc xanh nguy hại đến mức độ nào?
Wikipedia nhấn mạnh, bạch tuộc xanh sản sinh ra độc tố chứa tetrodotoxin, histamine, tryptamine, octopamine, taurine, acetylcholine và dopamine. Độc tố này có thể gây ra chứng buồn nôn, ngừng hô hấp, suy tim, liệt nặng và đôi khi hoàn toàn, mù và có thể gây tử vong trong vài phút nếu không được chữa trị. Tử vong thường bị gây ra do ngạt thở bởi liệt cơ hoành.
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cũng nhận định, những độc tố thần kinh này khi tác động lên thần kinh trung ương sẽ gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, nạn nhân tử vong nhanh chóng.
Trong đó, độc tố tetrodotoxin là độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh với liều độc rất thấp, đặc biệt hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc. Độc tố này cũng chứa trong cá nóc, không bị nhiệt phá hủy (nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại). Chất độc có thể bị phân huỷ trong môi trường kiềm hay axit mạnh.
Dấu hiệu bị trúng độc từ bạch tuộc xanh
Theo Cục VFA, người ăn phải thực phẩm chứa độc tố tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện cảm giác:
- Ngứa ở miệng; môi, lưỡi tê, khó chịu.
- Tiếp theo thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.
- Trường hợp nặng sẽ xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, trụy tim mạch và tử vong.
Phân biệt bạch tuộc thực phẩm và bạch tuộc đốm xanh.
Nói chung, khi bị ngộ độc bạch tuộc đốm xanh, bệnh nhân cũng có những triệu chứng tương tự như ngộ độc cá nóc, ban đầu sẽ cảm thấy khó chịu, mặt đỏ, đồng tử co rồi giãn ra, buồn nôn, tiêu chảy, chân tay mỏi rũ, thậm chí có người còn thấy rét run, đầu ngón chân, ngón tay tê dại.
Đối với những người bị nhiễm độc nặng sẽ xuất hiện những dấu hiệu: Người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở. Sau cùng là liệt cơ hô hấp, ngừng thở, trụy tim mạch và tử vong.
Làm thế nào để phòng chống nọc độc tấn công từ bạch tuộc đốm xanh?
Theo giới chuyên gia, tốt nhất không nên tiếp xúc với bạch tuộc đốm xanh dựa trên cảm quan màu sắc nhận dạng. Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không nên sử dụng những món ăn được chế biến từ bạch tuộc đốm xanh.
Nếu chẳng may ăn phải bạch tuộc đốm xanh cần nhanh chóng dùng mọi cách để nôn ra ngay. Song song với điều này, mọi người nên nhanh chóng sơ cứu nạn nhân bằng cách sử dụng bột than hoạt tính pha vào nước uống và gọi xe cấp cứu nhanh chóng để đến bệnh viện kịp thời.
Báo Dân sinh