Cảnh báo nguy cơ rò rỉ thông tin qua các thiết bị gia dụng kết nối Internet
Ảnh minh họa - Getty Images
Được biết, các thiết bị hỗ trợ chức năng vạn vật kết nối (IoT) liên tục báo cáo dữ liệu sử dụng cho nhà sản xuất của họ.
- 25-01-2023'Số hóa' di tích - giúp du khách cảm nhận các giá trị điểm đến trọn vẹn
- 25-01-2023TikToker Tuấn Ngọc: “Muốn sống được với nghề thì không thể làm những nội dung gian dối”
- 25-01-2023Mỹ kiện tập thể Google vì 15 năm độc quyền, lạm dụng quảng cáo
Kênh truyền hình RT đưa tin tổ chức cố vấn OODA đã cảnh báo chính phủ Anh rằng các vi mạch do Trung Quốc sản xuất - được cài trong các thiết bị IoT như tủ lạnh thông minh, ô tô và tivi - sẽ cho phép Bắc Kinh theo dõi người dùng mà không hề gây nghi vấn.
Theo tờ Telegraph, báo cáo của OODA cáo buộc rằng mối đe dọa từ các linh kiện kết nối Internet do Trung Quốc sản xuất, được gọi là IoT di động, thậm chí còn lớn hơn rủi ro từ các linh kiện mạng Huawei 5G. Trước đó, chính phủ Anh đã quyết định loại bỏ mạng 5G trên của Trung Quốc khỏi cơ sở hạ tầng của Anh từ năm 2027, dưới sức ép từ phía Mỹ.
Những mô-đun được ví như “ngựa thành Troy” này được tìm thấy trong mọi thiết bị IoT, từ máy tính xách tay và đồng hồ thông minh đến ô tô, tủ lạnh, đồng hồ thông minh, camera chuông cửa, máy thanh toán bằng thẻ tín dụng, thậm chí cả bóng đèn. Được thiết kế để thu thập dữ liệu sử dụng và truyền tải lại cho nhà sản xuất bằng mạng 5G, chúng có thể tạo ra bức tranh tương đối chi tiết về người dùng, nhóm cộng đồng hoặc cơ quan nhà nước…
Báo cáo trên cũng cảnh báo rằng các công ty công nghệ Trung Quốc có thể phải chuyển dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc nếu được yêu cầu. Nguồn dữ liệu dồi dào đó có khả năng được sử dụng để xác định và giám sát các nguồn thông tin tình báo tiềm năng hoặc các nhân vật quan trọng khác. Đầu tháng 1, cơ quan chức năng ở Anh đã tìm thấy các thiết bị như vậy trong một số xe ô tô cấp bộ của nước này.
Theo báo cáo, hình thức giám sát thụ động đó có thể cho phép Bắc Kinh xác định chính xác các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng, trong khi can thiệp tích cực có thể phá hoại đối thủ cạnh tranh, hoặc cơ sở hạ tầng của một quốc gia.
Tác giả của báo cáo trên, ông Charles Parton - cố vấn kỳ cựu của chính phủ Anh về Trung Quốc - đã kêu gọi London không cho phép Trung Quốc độc quyền về các thiết bị IoT. Mặc dù hơn một nửa (54%) IoT di động trên thế giới đã có nguồn gốc từ ba công ty Trung Quốc thì các công ty phương Tây cũng sản xuất chúng.
Ông nhấn mạnh rằng các cơ quan chính phủ và công ty hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng nên kiểm tra lại các thiết bị, đồng thời thay thế bất kỳ thiết bị dễ ảnh hưởng nhất. Theo ông, tại Anh đã có hàng triệu thiết bị có khả năng do thám thông tin được sử dụng.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ các cáo buộc do thám trên là thao túng chính trị. Chính phủ Trung Quốc cảnh báo rằng việc cấm các công ty Trung Quốc khỏi thị trường Anh không chỉ phá hoại nghiêm trọng các quy tắc thương mại quốc tế, mà còn phân mảnh thị trường toàn cầu, hay phá hoại an ninh và ổn định của ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Báo tin tức