Cảnh báo tình trạng ngày càng nhiều trẻ chọn cách tự tử khi gặp vấn đề dù rất nhỏ, lý do chính bắt nguồn từ cách dạy con của cha mẹ
Chỉ cần có điều gì không vừa ý, gặp vấn đề không quá to tát, một số trẻ sẵn sàng làm điều dại dột. Nguyên nhân bắt nguồn từ cách dạy con của cha mẹ.
- 16-12-2020Hoa hậu Bùi Bích Phương: Ngày đăng quang được tặng chiếc xe đạp, giờ là doanh nhân giàu có, cách dạy con cực khác biệt
- 13-12-20204 diva Việt: Người giản dị bình yên, người truân chuyên lận đận nhưng đều có cách nuôi dạy con khiến ai nấy đều ngưỡng mộ
- 12-12-2020Con trai bị bắt nạt ở trường, bà mẹ dạy con hướng giải quyết không giống ai nhưng lại thu được kết quả cực ngọt ngào
Thời gian gần đây, truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin những cô bé, cậu bé bỏ nhà đi, thậm chí nhảy lầu tự tử vì những sự cố nhỏ . Nguyên do của vấn đề này là ở đâu?
Cách dạy con theo kiểu "con nhà giàu dẫm phải gai mồng tơi" đã tạo ra nhiều công chúa, hoàng tử trong những gia đình chiều con mù quáng. Lúc con nhỏ, sợ con ăn chậm, sợ con chưa biết cách dùng thìa khéo léo, cha mẹ, ông bà liền xúc cho con ăn. Khi con mới tập đi, đi còn loạng choạng, là người lớn lại xót ruột, bế con lên.
Thậm chí có những nhà, ông bà chiều cháu tới mức, cháu vừa ăn vừa cầm điện thoại xem, sợ cháu mỏi tay, ông còn cầm hộ cháu, bà thì xúc cho cháu ăn.
Bà đút cho cháu ăn, ông cầm điện thoại cho cháu xem vì sợ cháu mỏi tay. (Ảnh minh họa)
Ngay từ nhỏ, trẻ được người lớn nuôi dưỡng trong môi trường bao bọc như vậy, chúng sẽ nhanh chóng hình thành thói quen ỷ lại. Đến tuổi thiếu niên, những đứa trẻ được chiều chuộng đó tất nhiên sẽ không thể tự tay mình làm được cả những việc liên quan tới cá nhân.
Đấy là ở nhà, còn khi ở trường, trẻ em của những gia đình này dù chỉ bị giáo viên khiển trách bất cứ điều gì, thế là cha mẹ, ông bà sẵn sàng tới can thiệp, bất kể nguyên nhân.
Họ yêu cầu giáo viên đó phải xin lỗi con mình thậm chí còn làm ầm ĩ lên đòi đuổi giáo viên đã mắng mỏ con. Hành động bênh con vô lối ở trường học sinh ra những đứa trẻ vô phép tắc, luôn coi mình là nhất vì chúng biết đã có bố mẹ "chống lưng" đằng sau cho dù có làm sai đi chăng nữa.
Những đứa trẻ được nuôi dạy với phương pháp bao bọc, chiều chuộng như trên chắc chắn sẽ không quen với những thất bại, tổn thương, dù là nhỏ. Chỉ cần gặp bất cứ vấn đề gì, đứa trẻ đó sẽ không bao giờ nghĩ rằng đó là lỗi của mình, trách nhiệm mình phải chịu mà luôn có tâm lý đổ lỗi.
Nguy hiểm hơn, khi bị người lớn từ chối đáp ứng một nhu cầu gì, trẻ sẽ có tâm lý từ bỏ cuộc sống để giải thoát, để cho người lớn một bài học. Chính vì thực tế đó, cha mẹ nhìn nhận lại vấn đề, không nên chiều con, làm hộ con mà hãy dạy con cách sống mạnh mẽ, có trách nhiệm, tự lập.
Hãy tập cho trẻ sống tự lập từ những công việc cá nhân nhỏ nhất như tự đút ăn, tự đi vệ sinh. (Ảnh minh họa)
Những điều cha mẹ nên làm
- Đầu tiên cha mẹ nên đặt ra những mục tiêu rõ ràng đơn giản, phù hợp với từng lứa tuổi để con đạt được. Ví dụ như lúc 2 tuổi phải biết tự đi vệ sinh, tự xúc ăn; 3-4 tuổi tự gấp quần áo, đánh răng; 5-6 tuổi tự dọn phòng của mình, lớn hơn nữa thì giao cho con những việc nhà phù hợp như quét nhà, lau bàn ăn, lau nhà, rửa bát…
Hãy đặt ra những mục tiêu thông qua các hoạt động hàng ngày để trẻ biết yêu lao động, biết giúp đỡ và có trách nhiệm trong từng công việc được giao.
Hãy để trẻ hiểu rằng, người khác không có nghĩa vụ phải giúp con hoàn thành công việc của mình. Nếu con không tự làm việc mà con được phân công thì không ai làm giúp con cả và hậu quả thì con tự chịu.
- Thứ hai, cha mẹ hãy kích thích khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ. Cha mẹ không nên phán xét con cái ngay cả khi con sai, hãy để con tự cảm nhận sự thất bại và khuyến khích con giải quyết vấn đề theo cách khác nhau.
Cha mẹ để con đối diện với thất bại và biết cách giải quyết vấn đề sẽ giúp con mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống. Khi đó, dù gặp bất cứ chuyện gì, trẻ cũng không dễ nản lòng, nhụt chí và nghĩ tới chuyện dại dột.
- Thứ ba, để trẻ không ngại khó, hãy giao cho con những nhiệm vụ tăng dần mức độ. Ví dụ khi con biết quét nhà, rửa rau, hãy dạy con nấu cơm và những món đơn giản. Khi con biết tập những bài thể dục đơn giản thì hãy hướng dẫn con đi bộ, leo núi để tăng khả năng chịu đựng của trẻ.
Pháp luật và Bạn đọc