Cảnh báo ứng dụng bảo mật Google Authenticator giả mạo
- Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo, người dân đề cao cảnh giác khi tra cứu và tải về các ứng dụng bảo mật.
- 12-08-2024Làm thế nào để kết bạn Zalo mà không cần số điện thoại?
- 12-08-20243 hình thức lừa đảo qua email đã lừa hàng triệu người, ai cũng cần biết!
- 12-08-2024Việt Nam vừa khởi động 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đã 2 lần ngỏ ý hợp tác khai thác dù nắm trữ lượng gấp đôi, công nghệ khai thác Trung Quốc đỉnh thế nào?
- 12-08-2024ChatGPT chỉ còn là cái tên: Cú lừa ‘cuộc cách mạng công nghệ’, gần 2 năm vẫn chỉ là công cụ để làm bài tập về nhà và gian lận thi cử, khiến OpenAI lỗ 5 tỷ USD
Cảnh giác với ứng dụng Google Authenticator giả mạo
Google Authenticator là ứng dụng bảo mật nhiều lớp đáng tin cậy do Google phát triển. Điều này vô tình trở thành cơ hội thuận lợi để các đối tượng lợi dụng sự chủ quan của người dùng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.
Theo Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây, trên không gian mạng xuất hiện nhiều quảng cáo với mục đích kêu gọi, khuyến khích người dùng tải về ứng dụng Google Authenticator nhằm gia tăng bảo mật cho các thiết bị cá nhân. Tuy nhiên, đây thực chất là chiêu trò lừa đảo, dẫn dụ nạn nhân tải về phần mềm có chứa mã độc.
Cụ thể, các đối tượng lừa đảo đã tạo lập trang web với tên miền giả mạo, chèn quảng cáo có tài trợ để kết quả tìm kiếm được hiện lên ở đầu trang khi có người tra cứu thông tin. Những trang web này còn chứa đựng chứng nhận giả mạo của google, khiến cho người dùng chủ quan, dễ dàng mắc bẫy.
Khi nhấn vào các quảng cáo kể trên, người dùng sẽ được chuyển hướng tới trang web giả mạo Google với đường dẫn "chromeweb-authenticators.com". Khi truy cập vào trang web, ứng dụng sẽ được tự động tải từ dịch vụ lưu trữ mã nguồn mở Github và tấn công vào các thiết bị của nạn nhân, đánh cắp thông tin và dữ liệu quan trọng.
Trước tình hình trên, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo, người dân đề cao cảnh giác khi tra cứu và tải về các ứng dụng bảo mật. Tuyệt đối không tải về ứng dụng từ nguồn không xác định hoặc các trang web không chính thống. Chỉ nên tải ứng dụng từ hệ thống cửa hàng Play Store (CH Play) đối với hệ điều hành Android và App Store đối với hệ điều hành iOS.
Cảnh giác khi mua vé xem bóng đá ngoại hạng Anh trên mạng xã hội
Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo, trong khoảng thời gian giải đấu ngoại hạng Anh chuẩn bị khởi tranh, nhiều đối tượng lừa đảo rao bán vé trên các fanpage, nhóm chat trên các nền tảng xã hội với giá rẻ, dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền rồi sau đó chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, các đối tượng tạo lập nhiều tài khoản ảo trên các nền tảng khác nhau, chủ động tham gia vào các fanpage, hội nhóm liên quan tới lĩnh vực bóng đá. Với việc vé xem trực tiếp các trận bóng ngoại hạng Anh vô cùng khó mua, đặc biệt là các trận đấu lớn, nhiều người sẵn sàng mua vé ở mức giá cao trên các trang chợ đen. Lợi dụng điều này, các đối tượng rao bán vé ở mức giá hợp lý, yêu cầu người mua đặt cọc trước một khoản tiền nhất định, sau đó gửi mã số vé, cam kết nạn nhân chỉ cần chuyển khoản số tiền còn lại khi nhận được vé. Sau khi chuyển khoản tiền cọc, các đối tượng sẽ chặn tài khoản, cắt đứt liên lạc với nạn nhân. Tổng thiệt hại mà hình thức lừa đảo này gây ra cho nạn nhân ước tính lên tới hàng trăm nghìn bảng Anh.
Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo, người dân cẩn trọng khi có nhu cầu mua bán trên mạng xã hội. Cần hết sức cảnh giác trước những vật phẩm được rao bán với giá rẻ bất thường. Cẩn thận xác minh kỹ thông tin của người bán, tuyệt đối không chuyển khoản tiền đặt cọc trước, chỉ nên thực hiện giao dịch trực tiếp hoặc thông qua những người trung gian uy tín. Khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo ngay với cơ quan công an địa phương để kịp thời ngăn chặn và truy vết đối tượng.
vtv