MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là "đất vàng", nơi vẫn toàn đồng ruộng

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là "đất vàng", nơi vẫn toàn đồng ruộng

Cách nhau chỉ 6 km, hai bán đảo ở TP. HCM lại có sự phát triển khác biệt.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 1.

Bán đảo Thủ Thiêm nằm ở bờ đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1, tổng diện tích 657 ha. Bán đảo được phê duyệt quy hoạch năm 1996, đến năm 2005 được xác định là trung tâm mới của TP. HCM. Theo quy hoạch 1/2.000, Thủ Thiêm được chia làm 5 khu vực chính gồm khu lõi trung tâm, các khu dân cư phía bắc, dọc đại lộ Mai Chí Thọ, phía đông và châu thổ phía nam. Đến nay, Thủ Thiêm đang dần lột xác nhờ loạt dự án hạ tầng, khu đô thị.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 2.

Trong đó, đại lộ Mai Chí Thọ đóng vai trò là trục xuyên tâm, với tổng mức đầu tư hơn 13.400 tỷ đồng, làn đường rộng đến 140 m, giúp kết nối bán đảo Thủ Thiêm với trung tâm quận 1 và cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ở phía Bắc bán đảo còn có Cầu Thủ Thiêm và Xa lộ Hà Nội.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 3.

Trong đó, đại lộ Mai Chí Thọ đóng vai trò là trục xuyên tâm, với tổng mức đầu tư hơn 13.400 tỷ đồng, làn đường rộng đến 140 m, giúp kết nối bán đảo Thủ Thiêm với trung tâm quận 1 và cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ở phía Bắc bán đảo còn có Cầu Thủ Thiêm và Xa lộ Hà Nội.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 4.

Gần đây, cầu Thủ Thiêm 2 đã chính thức thông xe sau 7 năm thi công. Công trình được đầu tư gần 3.100 tỷ đồng, có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn (quận 1), sau đó vượt sông Sài Gòn kết nối đại lộ vòng cung (tuyến R1) của Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 5.

Dọc theo đại lộ vòng cung là các công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng của bán đảo. Trong ảnh là Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP. HCM trị giá 800 tỷ đồng, cao 5 tầng, có diện tích hơn 18.000 m2.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 6.

Bên cạnh hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, các dự án khu dân cư cao cấp cũng mọc lên ngày càng nhiều. Năm 2015, Khu đô thị Sala nằm trên trục đường Mai Chí Thọ là dự án bất động sản thương mại đầu tiên được ra mắt, do Công ty cổ phần Đại Quang Minh làm chủ đầu tư. Tiếp theo đó là khu dân cư Thủ Thiêm Lake View với quy mô 9 ha của chủ đầu tư CII.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 7.

Ngoài ra, bán đảo Thủ Thiêm còn đang thu hút nhiều dự án đầu tư “nghìn tỷ”, dần trở thành “vùng đất hứa” ở phía đông TP. HCM.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 8.

Tuy chỉ cách nhau khoảng 6 km, bức tranh phát triển của bán đảo Thanh Đa (phường 27, 28, quận Bình Thạnh) hoàn toàn trái ngược bán đảo “kim cương” Thủ Thiêm. Bán đảo này được phê duyệt quy hoạch thành "siêu đô thị" Bình Quới - Thanh Đa vào năm 1992. Với diện tích khoảng 426 ha, khu đô thị mới kỳ vọng với đầy đủ chức năng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại, phục vụ dân số 41.000 - 50.000 người. Tuy nhiên, quy hoạch đã bị "treo" suốt 30 năm, hiện nơi đây vẫn còn là vùng nông thôn nằm giữa lòng thành phố.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 9.

Năm 2004, dự án được giao cho Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn thực hiện. Tuy nhiên đến năm 2010, UBND TP. HCM đã có quyết định thu hồi dự án do chủ dự án không đủ năng lực, khả năng tài chính và cũng không kêu gọi được nguồn vốn đầu tư, làm dự án đình trệ kéo dài.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 10.

Đến cuối năm 2015, với tổng vốn đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng, liên doanh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty bất động sản ở Dubai) được UBND TP. HCM chỉ định làm nhà đầu tư thực hiện dự án, thời gian thực hiện trong 50 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, đến giữa năm 2016, Emaar Properties PJSC cũng đã rút lui vì không đủ kiên nhẫn chờ tới lúc được bàn giao đất sạch.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 11.

Hiện nay, những căn nhà chắp vá bằng tôn, đường sá xen giữa kênh, ruộng, đất đai bỏ hoang… là hiện trạng của bán đảo Thanh Đa sau 30 năm vướng quy hoạch treo. Năm 2018, UBND TP. HCM đã chấp nhận kiến nghị của Sở Xây dựng và các cơ sở có liên quan, cho phép Sở Xây dựng thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng có thời hạn tại khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa để người dân chủ động xây dựng, sửa chữa nhà cửa.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 12.

Sau gần 50 năm tồn tại, 21 lô chung cư cũ thuộc phường 27, quận Bình Thạnh (hay còn gọi khu cư xá Thanh Đa) đã cũ kỹ, lạc hậu và xuống cấp. Tình trạng lún nứt, bong tróc, thấm dột xảy ra khá phổ biến. Bán đảo Thanh Đa cũng thường xuyên bị ngập vì triều cường.

Cảnh đối lập của 2 bán đảo ở TP. HCM: Nơi là đất vàng, nơi vẫn toàn đồng ruộng - Ảnh 13.

2 bán đảo lớn cách nhau chỉ khoảng 6 km. Trong ảnh, bán đảo Thanh Đa ở bên trên và bán đảo Thủ Thiêm ở phía dưới. Ảnh: Google map.

Theo Phùng Tiên

Theo Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên