Cảnh sát Ý phá mạng lưới ‘tiền bay’ của người Trung Quốc
Ngày 4/10, cảnh sát Ý bắt giữ 33 đối tượng trong chiến dịch truy quét mới nhằm vào mạng lưới môi giới tiền của người Trung Quốc. Nhóm này bị cáo buộc rửa hơn 50 triệu euro (52,5 triệu USD) từ các nhóm buôn bán ma túy, bao gồm cả mafia 'Ndrangheta.
- 04-10-2023Xe chở khách du lịch gặp tai nạn thảm khốc ở Ý, gần 40 người thương vong
- 28-09-2023Nga-Mỹ hợp tác ăn ý hiếm hoi trong 1 lĩnh vực, quan chức Nga nói "Mỹ thật đáng trân trọng"
- 18-09-2023Việt Nam mở cánh cửa lịch sử: Mỹ chớp cơ hội vàng, ngỏ ý dự án gần 7 tỷ đô đưa 1 cái tên vươn tầm thế giới
Đại tá cảnh sát Guardia di Finanza Francesco Ruis nói với Reuters rằng điểm đặc biệt của vụ án là mối liên hệ giữa các băng đảng như 'Ndrangheta và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính của người Trung Quốc.
Ông Ruis, người đứng đầu cuộc điều tra, cho biết con số hơn 50 triệu euro không phản ánh đầy đủ quy mô thực sự của vụ việc.
“Đây là những gì chúng tôi theo dõi từ năm 2020 - 2022, nhưng không thể phát hiện tất cả, mà chỉ khoảng 20% những gì xảy ra”, ông nói.
Cảnh sát Guardia di Finanza cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã bắt giữ 33 người, trong đó có 7 công dân Trung Quốc, ở Rome và 6 thị trấn khác của Ý với cáo buộc tham gia hoạt động tội phạm có tổ chức liên quan đến buôn bán ma túy và rửa tiền.
Tuyên bố cho biết, họ cũng thu giữ khoảng 10 triệu euro tiền mặt từ những kẻ được gọi là “con la tiền”, nghĩa là những kẻ làm công việc chuyển tiền ra nước ngoài.
Một số cuộc điều tra gần đây đã cho thấy các băng đảng ma túy ở Ý ngày càng sử dụng nhiều mạng lưới bóng tối của những kẻ môi giới tiền bất hợp pháp từ Trung Quốc để che giấu thanh toán xuyên biên giới.
Phương thức chuyển tiền của chúng được gọi bằng thuật ngữ tiếng Trung là fei qian (tiền bay), nghĩa là khách hàng ở Ý gửi tiền vào mạng lưới này trong khi đại lý thuộc mạng lưới ở nơi khác ứng tiền để trả cho bên nhận.
Hoạt động rửa tiền trong vụ án này diễn ra tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quần áo và phụ kiện thời trang của Trung Quốc tại quận Esquilino thuộc thủ đô Ý.
Những nơi này đóng vai trò là trung tâm nhận tiền có nguồn gốc bất hợp pháp, cuối cùng được chuyển giao về Trung Quốc một cách ẩn danh và không thể truy gốc. Cảnh sát cho biết Trung Quốc là điểm đến cuối cùng của số tiền này.
Tuyên bố cho biết, cuộc điều tra đã được hỗ trợ bằng cách truy cập các cuộc trò chuyện được mã hóa trên nền tảng bị nhóm điều tra chung của Europol dỡ bỏ năm 2021.
Tiền phong