Cảnh tượng trên khoang máy bay từ 100 năm trước
Vào những năm 1930, chỉ những người nổi tiếng có nhiều tiền mới được đi máy bay.
- 16-01-2023Nữ cơ phó của máy bay Nepal: Trở thành phi công để tiếp tục ước mơ của người chồng đã thiệt mạng 17 năm trước trên chuyến bay rơi tương tự
- 16-01-2023Nhân chứng vụ máy bay rơi tại Nepal kể lại về tiếng hành khách kêu cứu và nỗ lực tìm kiếm thi thể nạn nhân trong vô vọng
- 12-01-2023Cắt giảm chi tiêu để có tiền mua vé máy bay về quê ăn Tết
Ngày nay, việc di chuyển bằng đường hàng không đã trở nên cực kỳ phổ biến. Mỗi năm, có hàng tỷ lượt hành khách sử dụng máy bay làm phương tiện di chuyển, vừa nhanh, vừa tiết kiệm lại được xem là an toàn nhất trong các loại hình giao thông.
Ngược dòng thời gian về hơn 100 năm trước, đi máy bay là điều hết sức xa xỉ mà chỉ những người lắm tiền, nhiều của mới có cơ hội được trải nghiệm. Vậy khi ấy, trên máy bay có gì?
Vừa ồn, vừa nguy hiểm
Theo The Sun, vào khoảng những năm 1930, việc đi máy bay chỉ dành cho những người giàu có và nổi tiếng, mặc dù ngành hàng không đã thực sự bùng nổ trong thập kỷ này. Bằng chứng là, chỉ riêng từ năm 1930 đến 1934, số lượng hành khách ở Mỹ đã tăng từ 6.000 lên 450.000, và tăng trở lại 1,2 triệu vào năm 1938.
Một bữa ăn của hành khách trên máy bay.
Nội thất của máy bay thương mại vào những năm 1930 khá đơn giản.
Một nữ tiếp viên hàng không phục vụ đồ uống cho hành khách vào năm 1931.
Nữ hành khách ăn sáng trên chiếc máy bay Douglas Mainliner Sleeper của hãng hàng không United Airline, từ Chicago đến San Francisco năm 1937.
Hành khách ngồi nói chuyện trong khoang chính của chiếc Supermarine Swan II.
Tuy nhiên, đi máy bay từ 100 năm trước không giống ngày nay. Hành khách luôn được nhắc nhở thắt dây an toàn tại chỗ ngồi của mình vì máy bay thường đột ngột hạ độ cao hàng trăm mét mà không báo trước. Vậy nên, nếu bạn đang ngồi trong nhà vệ sinh khi máy bay hạ cánh thì sẽ cảm thấy khó chịu.
Bên cạnh đó, hành khách thường cảm thấy rất lạnh vì hệ thống sưởi trên máy bay chưa tân tiến. Chưa hết, tiếng ồn phát ra từ máy móc cũng chói tai và cực kỳ khó chịu. Phi hành đoàn thậm chí phải dùng đến loa phóng thanh để "thét vào mặt hành khách" thì họ mới có thể nghe thấy.
Trong một vài trường hợp không may, việc di chuyển bằng máy bay còn có thể ảnh hưởng đến thính giác về lâu dài. Chẳng hạn, một chuyến bay của chiếc máy bay Ford Tri-Motor có độ ồn của động cơ đạt tới 120 decibel khi cất cánh, chỉ thấp hơn 40 decibel so với mức có thể dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn.
Dịch vụ bồi bàn trên chiếc máy bay Imperial Airways 'Scylla' trong chuyến bay từ London đến Paris năm 1935.
Một người quản lý trên chiếc "thuyền bay khổng lồ Canopus" phục vụ bữa sáng cho một hành khách ở giường tầng dưới, trong khi một quý cô khác ở giường trên chờ đợi.
Cận cảnh khoang hành khách phía trước của một chiếc máy bay chở khách Imperial Airways Handley Page HP42E Heracles, thường được sử dụng trên tuyến Paris đến London.
Viết trên trang web, Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Anh cho biết: "Tiếng ồn là một vấn đề đối với những chiếc máy bay đời đầu. Để giao tiếp với hành khách, phi hành đoàn thường phải nói qua loa nhỏ để át tiếng ồn của động cơ và gió".
Tháng 1 năm 1930, thảm họa hàng không lớn nhất nước Mỹ lúc bấy giờ đã xảy ra, khi một chiếc máy bay cố gắng quay trở lại Mexico đã bị rơi ở California. Toàn bộ 16 người trên máy bay thiệt mạng.
Đắt đỏ và xa xỉ
Mặc dù hành khách phải chịu lạnh, ồn ào và vẫn rất nguy hiểm, nhưng việc đi máy bay vào những năm 1930 vẫn là điều xa xỉ và nó là cách phô trương sự giàu có đối với những người có của ăn của để.
Trên máy bay, hành khách được chiêu đãi những bữa ăn gồm có 3 món bày biện gọn gàng trên những chiếc bàn phủ vải lanh sang trọng, lịch sự. Thậm chí, họ còn được ngủ nghỉ thư giãn vì một số máy bay dạng giường nằm có tới 20 giường.
Chuẩn bị bữa trưa trên chiếc máy bay Scylla của Imperial Airways, vào tháng 11 năm 1936.
Bên trong máy bay của hãng hàng không United Airlines - cabin vẫn rất lạnh vì ít hệ thống sưởi.
Khoang hành khách trong một chiếc máy bay của hãng Imperial Airways.
Hành khách ngồi ổn định trên máy bay của Air France.
Hành khách chơi bài trên Skylounge Mainliner của United Airlines năm 1937.
Vào những năm 1930, máy bay chở khách chỉ đạt độ cao gần 4.000m và tốc độ hơn 300km/h nhưng các chuyến bay không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Trong nhiều trường hợp, máy bay có thể rơi ở độ cao hàng trăm mét trong vài phút nếu đi vào vùng nhiễu động. Mặc dù máy bay có nhà vệ sinh, nhưng hành khách luôn được khuyên tránh sử dụng chúng nếu có thể vì không hoàn toàn rõ ràng việc xả nước sẽ gây ra hậu quả gì trên máy bay.
Nội thất bên trong máy bay chở khách Curtiss Condor của American Airlines.
Một chiếc máy bay có giường nằm Mainliner của United Airlines. Chuyến đi từ New York đến bờ biển Thái Bình Dương mất 17 giờ.
Bên cạnh đó, hành khách cũng được yêu cầu phải rất kiên nhẫn khi di chuyển quãng đường dài. Ngày nay, nếu di chuyển từ London đến Brisbane (Úc), hành khách chỉ đi khoảng 22 tiếng đồng hồ nhưng thời đó, phải mất tới 11 ngày cho hành trình của họ với tổng cộng 24 lần hạ cánh rồi cất cánh tại các điểm dừng theo lịch trình. Còn giá vé tính theo tỷ giá hiện tại thì khoảng 20.000 USD (tương đương 469 triệu đồng).
Một chuyến bay từ thủ đô London (Anh) đến Singapore có thể phải mất tới 8 ngày, với 22 điểm dừng riêng biệt để tiếp nhiên liệu tại các địa điểm bao gồm Athens, Gaza và Baghdad. Giá vé khoảng 180 bảng Anh, tính theo giá ngày nay thì phải mất tới 10.900 bảng Anh (tương đương khoảng 310 triệu đồng).
Phụ nữ Việt Nam