MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cao thủ chốn công sở chia sẻ kinh nghiệm: Có 3 điều không nên làm và 3 điều nên làm, chỉ cần làm được nhất định sẽ được sếp trọng dụng!

11-11-2019 - 20:39 PM | Sống

Nếu công ty đã trả lương cho bạn, vậy công sức bạn bỏ ra cũng nên xứng tầm với số tiền lương mà bạn được nhận. Thay vì lãng phí thời gian, đi tính toán, đặt điều, chi bằng hãy học cách khiến bản thân trở thành người ưu tú hơn, chuyên nghiệp hơn.

1. Ba điều cần tránh

Nơi công sở như một "chiến trường ngầm". Ở đó, không một ai dám chắc chắn rằng bản thân có thể giữ vững được vị trí hiện tại trong bao lâu.

Thế nên, để tránh có kết thúc tệ hại nhất: bị đồng nghiệp ghét bỏ, lãnh đạo chèn ép, vị trí khó giữ... Tốt nhất nên tránh làm 3 điều sau:

Cao thủ chốn công sở chia sẻ kinh nghiệm: Có 3 điều không nên làm và 3 điều nên làm, chỉ cần làm được nhất định sẽ được sếp trọng dụng! - Ảnh 1.

Tham lam, nhỏ nhen

Nếu ở nơi làm việc, bạn không thể nhịn nổi dù chỉ một chút khó khăn, tủi thân, vậy sẽ rất khó sống sót được ở nơi đây.

Trước đây, trong công ty bạn tôi từng làm, có một người được mệnh danh là "quỷ keo kiệt." Vì để tiết kiệm tiền điện, ngày nào đi làm, anh ta cũng đem điện thoại, pin sạc dự phòng và laptop của mình lên công ty sạc đầy rồi mới đem về nhà.

Mỗi khi bộ phận đi ăn trưa chung, ai cũng đồng ý trả tiền theo dạng AA, nghĩa là khi thanh toán hóa đơn, họ sẽ lấy tổng số tiền chia số người, sau đó mỗi người đều sẽ góp số tiền như vậy lại để trả tiền ăn.

Thế nhưng, mỗi lần đến lúc thanh toán, anh bạn kia lại mượn cớ để rời khỏi đó. Qua ngày hôm sau, có nói cái gì đi nữa cũng không chịu trả tiền.

Giả sử bạn là lãnh đạo, bạn có dám trọng dụng một nhân viên như vậy hay không?

Ở công ty, đừng nên vì cái lợi nhỏ trước mắt mà làm đánh mất giá trị, hình ảnh và nhân phẩm của mình.

Cao thủ chốn công sở chia sẻ kinh nghiệm: Có 3 điều không nên làm và 3 điều nên làm, chỉ cần làm được nhất định sẽ được sếp trọng dụng! - Ảnh 2.

Lãng phí thời gian

Có những người, khi làm việc, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ cố gắng hoàn thành tốt hơn thế nữa. Hoặc giả là sẽ tạo ra giá trị lớn hơn cho công ty. Những việc này, họ chưa bao giờ nghĩ đến.

Thế nhưng ngược lại, khi có sự cố phát sinh, điều đầu tiên họ làm là đùn đẩy trách nhiệm, mượn cớ trì hoãn hoặc đổ lỗi cho người khác.

Những người như vậy, sớm muộn gì cũng sẽ bị "loại bỏ" khỏi nơi làm việc.

Thời gian là vàng bạc, mỗi ngày được sống và làm việc đều vô cùng quý giá, đừng nên lãng phí và để nó trôi qua một cách vô ích như vậy.

Nếu công ty đã trả lương cho bạn, vậy công sức bạn bỏ ra cũng nên xứng tầm với số tiền lương mà bạn được nhận.

Mỗi ngày thay vì nghĩ trưa nay nhà ăn nấu món gì? Chi bằng hãy vận dụng đầu óc mà nghĩ xem mình nên làm việc thế nào cho hiệu quả, cải thiện lại những thiếu sót? Hoặc làm sao để tạo ra giá trị lớn hơn cho cả bản thân mình và công ty?

Như vậy, thời gian đi làm của bạn mới không bị uổng phí, mỗi phút giây sống đều trở nên thật giá trị.

Cao thủ chốn công sở chia sẻ kinh nghiệm: Có 3 điều không nên làm và 3 điều nên làm, chỉ cần làm được nhất định sẽ được sếp trọng dụng! - Ảnh 3.

Đặt điều, dựng chuyện

Chắc không ít người sẽ thấy những trường hợp thế này ở công ty mình đang hoặc đã từng làm.

Có nhiều người, mỗi ngày thay vì suy nghĩ xem làm sao để làm tốt công việc, thì họ lại thích ngồi lê đôi mách, tám chuyện, đặt điều, chuyện có nói không, chuyện không nói có. Hơn nữa, còn muốn thông qua những câu chuyện thị phi này để khơi màu xích mích giữa hai người khác, đồng thời mượn nó làm bàn đạp mà nịnh nọt, tạo mối quan hệ.

Công việc hằng ngày của mình lại không biết cố gắng. Nhưng khi lãnh đạo giao nhiệm vụ xuống, có kèm thêm phần thưởng thì lúc nào cũng hăng hái dành làm bằng được như thể mình là nhân viên gương mẫu, siêng năng lắm.

Nói nghe hơi nặng lời, nhưng loại người này đâu đâu cũng có. Về lâu về dài, họ chỉ khiến lợi ích công ty suy giảm, còn "dạy" sai đường cho một số bạn trẻ mới ra trường.

Cao thủ chốn công sở chia sẻ kinh nghiệm: Có 3 điều không nên làm và 3 điều nên làm, chỉ cần làm được nhất định sẽ được sếp trọng dụng! - Ảnh 4.

2. Ba điều nên làm

Vậy nếu không muốn trở thành "khối ung thư" trong công ty, muốn thay đổi, trưởng thành và phát triển hơn, chúng ta nên làm gì?

Kỷ luật tự giác

Kỷ luật tự giác có nghĩa là bạn phải tập bước ra khỏi vùng thoải mái của bản thân, đi làm vài việc mà bạn chưa quen.

Bạn phải chọn từ bỏ việc thức đêm lên Tiktok, Facebook hay cày phim dài tập, mà cố gắng ngủ sớm dậy sớm. Bạn lựa chọn không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ để tập thể dục, bảo vệ sức khỏe...

Nhà Triết học Platon từng nói: "Kỷ luật tự giác là một loại trật tự, một loại kiểm soát những thú vui và lòng ham muốn."

Khi bạn cảm thấy chính mình sống có quy luật hơn trước rất nhiều, ấy là vì bạn biết được, điều gì là quan trọng nhất đối với bạn.

Bạn muốn đi lên hết con đường dốc, vậy phải cố gắng giữ gìn kỷ luật, không ai có thể giúp bạn, nhưng cũng không ai có thể ngăn nổi bước tiến của bạn.

Cao thủ chốn công sở chia sẻ kinh nghiệm: Có 3 điều không nên làm và 3 điều nên làm, chỉ cần làm được nhất định sẽ được sếp trọng dụng! - Ảnh 5.

Giữ tính chuyên nghiệp

Dù là làm việc gì cũng vậy, nên có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề và tính chuyên nghiệp tuyệt đối.

Hiện nay, trong cuộc sống ngày càng có nhiều ngành nghề hơn. Nhưng dù là làm nghề gì đi nữa, muốn thành công, đều cần không ngừng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm, để bản thân luôn giữ vững được tính chuyên nghiệp và phát huy tốt mọi lúc mọi nơi.

Đầu tiên, là về thái độ. Mỗi ngày đều nên học cách bình tĩnh ứng phó với mọi vấn đề lớn nhỏ, không nóng nảy, cáu gắt, cũng không sợ hãi mà lùi bước.

Tiếp theo, học cách chuyên tâm trong công việc, không làm việc riêng trong giờ làm việc. Khi làm việc, không phải chỉ cần bỏ công bỏ sức là được, mà còn cần bỏ cái "tâm" vào đó.

Cuối cùng, làm việc gì cũng nên tư duy, suy nghĩ trước, duy trì tính chuyên nghiệp trong mọi hoàn cảnh.

Khi bạn có thể kiên trì học được những thứ này trong một đoạn thời gian, bạn sẽ nhận ra, mình đã có thể leo từ đỉnh núi 200 m lên đến đỉnh núi 500 m. Quang cảnh trở nên đẹp hơn nhiều, góc nhìn lớn hơn và chân trời cũng rộng hơn.

Bạn sẽ không còn buồn phiền về những điều nhỏ nhặt nữa, bởi lẽ tư duy của bạn đang ở trên một tầm cao mới.

Cao thủ chốn công sở chia sẻ kinh nghiệm: Có 3 điều không nên làm và 3 điều nên làm, chỉ cần làm được nhất định sẽ được sếp trọng dụng! - Ảnh 6.

Học cách "nhờ vả"

Quá chăm chỉ và không biết cách mở miệng "nhờ vả", đó cũng là nhược điểm phổ biến mà nhiều người mới đến công ty thường hay mắc phải.

Có rất nhiều người mới, khi gặp khó khăn lại không dám hỏi, chỉ muốn tự mình mày mò hành động riêng lẻ.

Tính cách không khuất phục này rất tốt, nhưng đôi lúc, vấn đề không lớn, chỉ vì cách xử lí của bạn sai mà làm vấn đề trở nên phức tạp hơn.

Chúng ta nên học cách tự lập, đồng thời chúng ta cũng nên học cách "nhờ vả." Có vài việc, một mình bạn thực sự rất khó hoàn thành.

Với những công việc cần sức lực của cả một tập thể, hãy nên làm việc cùng nhau, như vậy sẽ tốt hơn nhiều là tự mình cố chấp thực hiện một mình.

Theo Thiên Tuyết

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên