MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua

15-10-2023 - 15:55 PM | Sống

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua

Hóa ra, cao thủ này còn là sư đệ của Khưu Xứ Cơ.

Vương Trùng Dương và Toàn Chân thất tử

Trong các tiểu thuyết võ thuật của Kim Dung thì Toàn Chân giáo là một trong hai chi phái lớn và quan trọng nhất của Đạo giáo Trung Hoa.  Giáo phái này được nhắc tới trong 2 tác phẩm là Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ.

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua - Ảnh 1.

Vương Trùng Dương là tổ sư khai sơn của Toàn Chân giáo. (Ảnh: Sohu)

Trong tiểu thuyết Kim Dung, Vương Trùng Dương là tổ sư khai sơn của Toàn Chân giáo. Vương Trùng Dương được tác giả miêu tả là một đạo sĩ xa lánh hồng trần, sống ẩn dật với cỏ cây nhưng thấy cảnh người dân điêu đứng lầm than vì quân Kim xâm lược, ông đã nhập thế cùng các đệ tử của mình cứu độ chúng sinh, lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc.

Điểm đặc sắc của Toàn Chân giáo là kết hợp phương pháp tu luyện của cả Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo, hình thành nên hệ thống hành đạo, tu thân, dưỡng tính, dưỡng sinh độc đáo.

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua - Ảnh 2.

Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là cứu giúp chúng sinh. (Ảnh: Sohu)

Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là cứu giúp chúng sinh nên nhân dân rất kính trọng. Người tìm đến Vương Trùng Dương xin làm đồ đệ rất đông, nhưng ông dạy dỗ nghiêm khắc, thường thử thách nên cuối cùng chỉ còn lại bảy người. Đó chính là Toàn Chân thất tử. Họ bao gồm: Mã Ngọc, Khưu Xử Cơ, Đàm Xứ Đoan, Vương Xử Nhất, Hách Đại Thông, Lưu Xứ Huyền và Tôn Bất Nhị. Những đồ đệ này của Vương Trùng Dương đều là những cao thủ trong giới võ lâm, trong đó Khưu Xứ Cơ được cho là có võ thuật cao nhất.

Những chiêu thức nổi tiếng của Toàn Chân Giáo bao gồm Tiên thiên Công, Không Minh Quyền, Song thủ hỗ bác,...

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua - Ảnh 3.

Đồ đệ của Vương Trùng Dương đều là những cao thủ trong giới võ lâm, trong đó Khưu Xứ Cơ được cho là có võ thuật cao nhất. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, những người hâm mộ các tác phẩm của Kim Dung không biết rằng, thực chất Toàn Chân giáo vẫn còn một đệ tử khác không phải Toàn Chân thất tử nhưng võ công được đánh giá là vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong còn phải nhận thua. Người này có thể coi là sư đệ của Toàn Chân thất tử, cũng là sư đệ của Khưu Xứ Cơ. Cao thủ này là ai?

Cao thủ có võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua

Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy tắc trong thế giới kiếm hiệp của Kim Dung. Đó là trước khi đấu với người nào thì phải kiểm tra "lý lịch" của người đó. Cụ thể, sư phụ của người đó là ai. Trong giới võ lâm, việc trở thành đệ tử của ai đó không nhất thiết phải trải qua quá trình nghiêm ngặt như dâng trà hay lễ lạy. Thay vào đó, mọt người chỉ cần biết môn võ công của vị cao thủ nào đó thì sẽ được coi như đệ tử của họ.

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua - Ảnh 4.

Quách Tĩnh chính là cao thủ được tính là sư đệ của Khưu Xứ Cơ và có võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong còn phải nhận thua. (Ảnh: Sohu)

Xét theo nguyên tắc đó thì nhân vật này cũng được coi là đệ tử của Toàn Chân giáo. Người này là con của Lý Bình và Quách Khiếu Thiên – Quách Tĩnh. Lý Bình quê ở Lâm An, sau lấy Quách Khiếu Thiên làm chồng, cư trú tại Ngưu Gia Thôn. Sau khi vương gia nước Kim Hoàn Nhan Hồng Liệt tấn công nhà họ, bà bị Đoàn Thiên Đức bắt. Trên đường đi, bà trốn thoát, chạy đến Mông Cổ. Tại đây bà sinh ra Quách Tĩnh.

Theo tiểu thuyết, Quách Tĩnh là người chậm chạp, ngốc nghếch, mồm mép vụng về, không khéo ăn nói nhưng mày rậm, mắt to, rất anh tuấn lại hào sảng, vô tư, chăm chỉ, chân thật, dũng cảm, hay làm việc nghĩa. Cũng nhờ tính cách của mình, Quách Tĩnh đã gặp được nhiều quý nhân trong cuộc đời của mình.

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua - Ảnh 5.

Quách Tĩnh tuy tư chất kém nhưng tính cách chân thật, dũng cảm nên gặp được nhiều quý nhân truyền thụ võ công. (Ảnh: Sohu)

Võ công của Quách Tĩnh học được từ rất nhiều người, đầu tiên là từ Giang Nam thất quái. Được Mã Ngọc chân nhân (đại sư huynh của Toàn Chân thất tử) truyền dạy bí quyết luyện nội công của phái Toàn Chân khi còn lưu lạc ở sa mạc Mông Cổ. Sau là học được từ Hồng Thất Công môn Hàng Long Thập Bát Chưởng. Về sau lên Đào Hoa đảo, gặp được Chu Bá Thông, được ông truyền thụ hai môn võ lợi hại là Song Thủ Hỗ Bác và bảy mươi hai lộ Không Minh Quyền, lại bị Chu Bá Thông "chơi xấu" dạy Cửu Âm Chân Kinh. Và theo quy tắc của Kim Dung, Quách Tĩnh có thể được coi là đệ tử của Chu Bá Thông.

Trong Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ, Chu Bá Thông được xây dựng là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử. Như vậy, Quách Tĩnh cũng chính là sư đệ của Toàn Chân thất tử.

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua - Ảnh 6.

Võ công của Quách Tĩnh học được từ rất nhiều cao thủ hàng đầu. (Ảnh: Sohu)

Xét về võ công, Quách Tĩnh tuy tư chất không bằng người khác nhưng lại siêng năng luyện tập. Ông còn là một trong ba người hiếm hoi có thể phát huy uy lực tối đa của Giáng Long Thập Bát Chưởng, học được Song Thủ Hỗ Bác và 72 Lộ Không Minh Quyền từ Chu Bá Thông, có Thiên Cang Bắc Đẩu Trận để giúp bản thân né tránh, giảm thiểu sát thương từ những đòn đánh của đối thủ.

Một mình Quách Tĩnh vừa chống chọi rất nhiều binh sĩ Mông Cổ vừa đánh trả Kim Luân Pháp Vương và nhiều lần một mình đấu trăm người để bảo vệ thành Tương Dương.

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua - Ảnh 7.

Quách Tĩnh được Chu Bá Thông (sư đệ của Vương Trùng Dương) truyền dạy võ công nên cũng có thể coi là đồ đệ của Toàn Chân giáo. (Ảnh: Sohu)

Dù phải trấn thủ Tương Dương nhưng nội công vẫn ngày một thăng tiến, đặc biệt là dựa trên nên tảng tâm pháp của Cửu Âm Chân Kinh, cùng với uy lực mạnh mẽ của Giáng Long Thập Bát Chưởng. Quách Tĩnh vào thời điểm Hoa Sơn Luận Kiếm lần 2 có thể đánh bại Âu Dương Phong. Cần biết, Âu Dương Phong đã luyện Cửu Âm Chân Kinh giả, nhưng biến sai thành đúng, tuy trở nên điên loạn nhưng được công nhận là thiên hạ vô địch thời điểm đó. Trong lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, Hoàng Dược Sư và Hồng Thất Công đều thầm khen ngợi dù cho tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã có thể tiếp hơn trăm chiêu với hai người. Khi đến tuổi trung niên thì có thể nói võ công của Quách Tĩnh đã đạt tới mức cao thủ hạng nhất. Trong thiên hạ khi đó, số người có thể đấu ngang ngửa hoặc mạnh hơn ông có lẽ không quá 5 người.

Quách Tĩnh có thể đánh bại Âu Dương Phong, chứng tỏ võ công thậm chí có thể vượt Vương Trùng Dương năm nào. Xét tổng thế toàn bộ nhân vật trong thế giới "Xạ điêu tam bộ" của Kim Dung, chỉ có Độc Cô Cầu Bại và Trương Tam Phong có thể đạt tới cảnh giới như vậy. Ấy vậy mà Trương Tam Phong sau trăm năm tu luyện, vẫn phải thừa nhận nội công chưa thể sánh với Quách đại hiệp.

Cao thủ lạ kỳ của Kim Dung: Võ công vượt Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong phải nhận thua - Ảnh 8.

Nhờ chăm chỉ luyện tập các môn võ công đã học, Quách Tĩnh đã vươn lên hàng cao thủ mạnh nhất võ lâm. (Ảnh: Sohu)

Trích dẫn suy nghĩ của Trương Tam Phong (Ỷ Thiên Đồ Long ký): "Trong một sát na, Trương Tam Phong thấy một luồng lực đạo vô cùng mạnh mẽ theo lòng bàn tay đi vào mình, tuy còn kém xa nội lực của ông về mặt tinh thuần chuyên nhất, nhưng hàng hàng lớp lớp, liên miên bất tuyệt dường như không bao giờ dứt, không bao giờ cùng. Ông kinh hoảng, định thần nhìn kỹ mặt Trương Vô Kỵ, thấy mắt chàng không lộ quang hoa, chỉ ẩn dấu một nét trong sáng, ôn hòa, hiển nhiên đã đạt tới cảnh giới tuyệt đỉnh, bình sinh ông gặp chỉ có vài người như Giác Viễn đại sư, đại hiệp Quách Tĩnh, thần điêu đại hiệp Dương Quá là đạt đến cảnh giới này thôi. Còn đương thời, ngoại trừ chính ông ra, không tìm ra một người thứ hai có mức độ tương đương...". Theo đó, Trương Tam Phong hồi tưởng lại trong trận Hoa Sơn luận kiếm lần thứ 3 cảm thấy nội lực của Quách Tĩnh, Dương Quá và sư phụ Giác Viễn là mạnh nhất.


Theo Nguyệt Phạm

Phụ nữ số

Trở lên trên