Cao thủ vừa đẹp vừa lợi hại của Kim Dung: Tuy là nữ nhân nhưng đầy tham vọng xấu xa và đáng sợ
Nữ cao thủ này là ai?
- 30-03-202410 trận pháp mạnh nhất trong kiếm hiệp Kim Dung: Cao thủ như Trương Vô Kỵ, Hoàng Dược Sư cũng phải bó tay
- 26-03-20245 cặp đôi mạnh nhất của Kim Dung: Vợ chồng Quách Tĩnh chỉ xếp thứ 3, hạng 1 là bất khả chiến bại
- 23-03-2024Top 10 cao thủ kiếm hiệp Kim Dung: Dương Quá không có tên, số 1 gây nhiều tranh cãi
Trong tiểu thuyết của Kim Dung, tác giả thường sáng tạo các nhân vật nữ sở hữu dung mạo tuyệt trần và có võ công vô cùng thâm hậu. Ít ai biết được rằng, có một nữ cao thủ dù mang khuôn mặt tựa như hoa nhưng trong lòng đầy tham vọng xấu xa và đáng sợ. Người này là ai?
Nữ cao thủ đầy tham vọng
Nữ cao thủ mà chúng ta nhắc tới trong bài viết này chính là Chu Chỉ Nhược, một nhân vật trong Ỷ Thiên Đồ Long ký. Chu Chỉ Nhược là con gái của người lái đò trên sông Hán Thủy (bản cũ là con gái của Chu Tử Vượng, nhân vật lịch sử quê Viên Châu từng đứng lên khởi nghĩa chống quân Nguyên Mông). Mẹ là người phụ nữ họ Tiết, gần 100 năm trước họ Tiết là thế gia có địa vị, đến khi thành Tương Dương thất thủ (năm 1273) thì họ Tiết phải chạy loạn và lưu lạc xuống phía nam.
Chu Chỉ Nhược và Trương Vô Kỵ đã gặp gỡ nhau khi còn nhỏ. Sau đó, Chu Chỉ Nhược theo Trương Tam Phong về núi Võ Đang nhưng phái Võ Đang không thu nhận nữ giới nên đành đưa lên núi Nga Mi và được Diệt Tuyệt Sư Thái đồng ý thu nhận làm đệ tử và truyền dạy võ công.
Theo lời mô tả của Kim Dung, Chu Chỉ Nhược có dung mạo tựa như hoa. Khi gặp lại Trương Vô Kỵ, nàng đã trở thành thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. Thế nhưng, dù còn trẻ nhưng Chu Chỉ Nhược đã rất tâm cơ, điều này thể hiện khi nàng ta đấu với Ân Ly và bại trận. Thấy nàng ta bị thương, Trương Vô Kỵ đã vô cùng lo lắng. Chỉ mình Ân Ly nhận ra Chu Chỉ Nhược đã khéo léo giả bại trận để đánh lừa sư tỷ Đinh Mẫn Quân. "Nàng ta còn ít tuổi mà tâm kế đã quá lợi hại", Ân Ly nhận xét.
Sau đó, trên hoang đảo, Chu Chỉ Nhược dùng thủ đoạn tàn độc, đánh thuốc mê Trương Vô Kỵ và Tạ Tốn, ám hại Ân Ly, đuổi cổ Triệu Mẫn, lén lấy Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm, âm thầm luyện tập Cửu Âm chân kinh.
Trong đêm đính hôn của Trương Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược nói với chàng ta rằng: "Thiếp chỉ là đứa con gái vô dụng, yếu đuối lại ngu xuẩn. Đừng nói Triệu cô nương thông minh tuyệt đỉnh, ngay cả so với người có tâm cơ sâu sắc như Tiểu Chiêu, thiếp cũng không bằng cái móng tay. Chỉ Nhược của chàng chỉ là một con bé khờ khạo, thật thà, chẳng lẽ đến giờ chàng chưa biết sao?".
Hay như ở Đại Đô, Chu Chỉ Nhược đã diễn một màn kịch trước mặt Trương Vô Kỵ. Nàng ta ngồi khóc trước mặt Hàn Lâm Nhi, chờ đến khi Trương Vô Kỵ trở về mới giả bộ treo cổ tự sát, khiến chàng ta vừa hổ thẹn, vừa hối hận.
Nhiều nhà nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn Kim Dung đánh giá Chu Chỉ Nhược là một người có tham vọng rất đáng sợ. Tham vọng ấy không dừng lại ở chức chưởng môn phái Nga Mi mà Duyệt Tuyệt sư thái đã truyền lại cho nàng.
Để chứng minh cho điều đó, ta có thể thấy trong phân đoạn Bành Oánh Ngọc phân tích cho Trương Vô Kỵ về việc không nên ám sát hoàng đế Đại Nguyên, Chu Chỉ Nhược nói: "Bành đại sư nói không sai chút nào… Một khi đại sự của chúng ta thành công, người ngồi trên ghế rồng ở lầu hoa chính là Trương giáo chủ". Hàn Lâm Nhi vỗ tay reo lên: "Khi đó Trương giáo chủ sẽ là hoàng đế, Chu cô nương là hoàng hậu nương nương".
Trước câu nói này, Chu Chỉ Nhược "hai má đỏ bừng, thẹn thùng cúi đầu, nhưng ánh mắt long lanh không giấu được vẻ sung sướng. Khi Trương Vô Kỵ khẳng định không muốn làm hoàng đế, Chu Chỉ Nhược tỏ ra rất thất vọng."
Sau đó, Kim Dung còn tả thêm cảnh Trương Vô Kỵ đến thành Hào Châu, được các tướng Minh giáo ra ngoài thành nghênh tiếp. "Chu Chỉ Nhược cưỡi ngựa đi sau Trương Vô Kỵ, nhìn sang hai bên, thấy quang cảnh tuy không hoa lệ huy hoàng như cuộc đại du hoàng thành của hoàng đế hoàng hậu ở kinh đô, nhưng cũng phần nào thỏa nguyện bình sinh".
Qua đây, ta có thêt thấy Chu Chỉ Nhược không chỉ có võ công lợi hại mà nàng ta còn có tham vọng rất lớn. Thậm chí, nữ cao thủ này còn vì đạt được mục đích của mình mà sẵn sàng làm rất nhiều việc xấu xa, đáng sợ.
*Nguồn: Sohu, Sina
Đời sống và pháp luật