MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cặp đôi trẻ trả hết khoản nợ 30 năm chỉ trong 2 năm với 5 mẹo đơn giản: Chỉ tiêu 1/4 thu nhập, đàm phán cả lương, chấp nhận làm công việc không thích

15-01-2023 - 15:43 PM | Lifestyle

Cặp đôi trẻ trả hết khoản nợ 30 năm chỉ trong 2 năm với 5 mẹo đơn giản: Chỉ tiêu 1/4 thu nhập, đàm phán cả lương, chấp nhận làm công việc không thích

Cứ ngỡ phải mất đến 30 năm mới trả được khoản nợ tiền tỷ, cặp đôi trẻ này lại có thể xoay chuyển tình thế, trả hết số nợ 6 con số trong vòng 2 năm và có tiền tổ chức đám cưới.

Cách đây không lâu, Sunethra Muralidhara phải gánh trên lưng khoản nợ 200.000 USD (gần 4.7 tỷ đồng) để chi trả học phí ngành luật tại đại học. Nhưng vào thời điểm đó, cô không quá lo lắng vì cho rằng tấm bằng luật của mình sẽ có giá trị và xứng đáng với số tiền đó.

Mọi người xung quanh Sunethra luôn nói đó là "món nợ tốt" và động viên cô rằng “mất 30 năm để trả hết nợ là điều bình thường và không nên lo lắng về điều đó”. Nhưng bạn trai khi ấy của cô, Michael Mohan, lại lo lắng về gánh nặng sáu con số này. "Khi tôi biết cô ấy có bao nhiêu nợ, tôi bắt đầu tìm kiếm trên Google", anh kể lại.

Michael đã thức cả đêm để xem các thông tin về tài chính cá nhân trực tuyến và không đi làm vào ngày hôm sau. Cuối cùng, Michael quyết định nói chuyện với Sunethra về khoản nợ và cuộc trò chuyện đã không diễn ra tốt đẹp.

Cặp đôi trẻ trả hết khoản nợ 30 năm chỉ trong 2 năm với 5 mẹo đơn giản: Chỉ tiêu 1/4 thu nhập, đàm phán cả lương, chấp nhận làm công việc không thích - Ảnh 1.

Cô nhớ lại: "Đó có lẽ là lần cãi vã lớn nhất trong mối quan hệ của chúng tôi. Lúc đó chúng tôi chưa đính hôn, cũng chưa kết hôn nhưng đã có mối quan hệ nghiêm túc. Thế nhưng khi cãi vã tôi đã có suy nghĩ kiểu “anh nghĩ mình là ai mà quản việc này?’”.

Sự tức giận ban đầu đó đã tan biến khi Michael giải thích rằng anh ấy muốn cùng cô xây dựng tổ ấm cùng những đứa trẻ trong tương lai và nợ quá nhiều có thể cản trở điều đó. Vì vậy, cả hai đã bắt đầu nghiêm túc trong việc trả nợ. Kết quả, cặp đôi đã trả hết 200.000 USD chỉ trong 26 tháng, đồng thời còn tổ chức lễ cưới và chi trả cho việc học thạc sĩ của Michael.

Đây là 5 cách giúp họ thực hiện được điều này:

1. Chuyển đến một thành phố có mức sống thấp hơn

Khi Sunethra bắt đầu tìm việc trước khi tốt nghiệp trường luật, cô nhận ra việc ở lại Chicago không phù hợp.

"Thị trường pháp lý ở đó đã quá bão hòa và lương rất thấp. Tôi không thể nhận một công việc có mức lương 40.000-50.000 USD/năm trong khi đang có khoản vay sinh viên 200.000 USD”.

Vì vậy, cô cân nhắc các thị trường pháp lý cạnh tranh hơn. Sau khi lập danh sách các thành phố có thể chuyển đến, cặp đôi nhất trí chọn Las Vegas do chi phí sinh hoạt thấp hơn và không có thuế thu nhập của tiểu bang, giúp họ tiết kiệm một khoản kha khá.

Rời Chicago cũng có nghĩa là nói lời tạm biệt với nhóm bạn hiện có. Khi mới chuyển đến nơi ở mới, cả hai đều không có người quen, nhờ vậy họ không có áp lực phải tiêu tiền cho việc tụ tập và đi chơi bên ngoài.

2. Nghiêm túc lập ngân sách và kiên định theo sát

Khi mới chuyển đến Vegas, cả hai đều nghiêm túc lập ra một ngân sách riêng.

Cặp đôi trẻ trả hết khoản nợ 30 năm chỉ trong 2 năm với 5 mẹo đơn giản: Chỉ tiêu 1/4 thu nhập, đàm phán cả lương, chấp nhận làm công việc không thích - Ảnh 2.

Michael nói: “Cả hai đồng lòng và cùng hướng đến mục tiêu chung là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể có những mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như một người có thể muốn đi du lịch và người kia muốn mua nhà, nhưng cả hai đều cùng phấn đấu để đạt được mục tiêu đó."

Cặp đôi liệt kê tất cả các khoản chi tiêu, sau đó bắt đầu cắt giảm các mục không cần thiết. Họ không uống Starbucks nữa, cắt cáp, hạn chế đi ăn ở ngoài và cắt giảm ngân sách đến mức tận cùng. Chỉ trong vài tháng, cả hai đã thấy những lợi ích và sự khác biệt trong cuộc sống của mình.

3. Chấp nhận tạm dừng công việc mơ ước

Sunethra biết bản thân muốn trở thành một luật sư công nhưng tiền lương của công việc đó không thực sự lý tưởng cho việc trả nợ. Do đó, cô quyết định làm việc tại một công ty luật tư nhân với mức lương cao hơn. Dù cho đó không phải là công việc mơ ước của cô và thời gian làm việc kéo dài, nhưng Sunethra coi đó là công việc tạm thời và là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm.

Thêm vào đó, có một lợi ích của việc làm 80 giờ một tuần là làm việc nhiều như vậy, sẽ không có thời gian để tiêu tiền. Cuối cùng, sau khi trả nợ xong Sunethra đã có thể rời bỏ công việc cũ và hiện làm trợ lý tại văn phòng luật sư công của bang.

4. Tiết kiệm 75% thu nhập

Trong thời gian 26 tháng nỗ lực trả nợ, cặp đôi chỉ sống bằng 25% tiền lương và tiết kiệm phần còn lại. Sunethra dùng số tiền tiết kiệm của mình để trả các khoản vay sinh viên còn bạn trai cô gửi tiết kiệm ngân hàng. Khi hai người kết hôn, Michael cũng dùng số tiền tiết kiệm để giúp Sunethra trả nợ.

Nhưng để sống bằng 1/4 thu nhập, cả hai người cần có kỷ luật và sáng tạo. Sunethra để các sinh viên đang học nghề cắt tóc cho cô, đi xa hơn một chút để mua hàng tạp hóa với giá rẻ nhất. Vào chủ nhật, cả hai sẽ làm đủ bữa trưa và bữa tối cho tuần tới để tiết kiệm thời gian cũng như tránh đi ăn ngoài.

Cặp đôi trẻ trả hết khoản nợ 30 năm chỉ trong 2 năm với 5 mẹo đơn giản: Chỉ tiêu 1/4 thu nhập, đàm phán cả lương, chấp nhận làm công việc không thích - Ảnh 3.

Sunethra nhớ lại: "Có thời gian, chúng tôi đã ăn cùng một món trong suốt hai tuần”. Kể từ khi trả hết nợ, cặp đôi mới nới lỏng hầu bao một chút. Hiện họ sống bằng khoảng 30% thu nhập và hy vọng sẽ mua được một căn nhà trong vòng 3 năm mà không phải vay thêm.

5. Thương lượng mọi việc

Cặp đôi này đã trở thành những “nhà đàm phán” chuyên nghiệp. Sunethra thậm chí còn mặc cả để được giảm giá hơn 2.000 USD cho chiếc nhẫn đính hôn mình. Đến lúc lên kế hoạch cho đám cưới, cả hai ước tính đã tiết kiệm được 15.000-20.000 USD nhờ vào khả năng thương lượng “đỉnh cao” này.

Sunethra chia sẻ: "Cách tốt nhất để được giảm giá là trả trước bằng tiền mặt".

Khi muốn mua những thứ có giá trị lớn, cặp đôi này sẽ nghiên cứu kỹ càng để xem họ có bao nhiêu khoảng trống để thương lượng.

Tuy nhiên cắt giảm chi phí không phải là mục đích duy nhất của việc thương lượng. Cả hai cũng tích cực đàm phán về mức lương của mình, kết quả là Sunethra đã nhận được nhiều hơn 8% và Michael khoảng 7% so với đề nghị lương ban đầu của nhà tuyển dụng.

Michael nói: “Nếu bạn cảm thấy mình xứng đáng hơn, hãy yêu cầu nhiều hơn”.

Ánh Lê

Thể thao văn hóa

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên