Cấp dưới mắc sai lầm, Steve Jobs chỉ nói 1 câu rồi dập máy nhưng khiến nhân viên vừa biết ơn, vừa thán phục
Câu nói này không chỉ khiến người nhân viên tỉnh ngộ và cống hiến nhiều hơn cho công ty mà còn cho thấy khả năng lãnh đạo của Steve Jobs.
- 21-10-2022Ngành có điểm chuẩn cao nhất, dự kiến tiếp tục hot đến năm 2025: Lương đến 50 triệu VNĐ/tháng, dù tuyển liên tục nhưng vẫn thiếu
- 21-10-2022Harvard: Chỉ những ai thông minh nhất trong 1 lĩnh vực mới có 12 đặc điểm này, bạn sở hữu bao nhiêu?
- 21-10-2022Nghỉ hưu ở tuổi 57 với 197 tỷ USD, tỷ phú Jeff Bezos giờ ra sao: Tận hưởng cuộc sống theo ý thích, không tiếc tiền cho những thú vui xa xỉ khổng lồ
- 21-10-2022Bỏ quên tài khoản chứng khoán 15 năm, người đàn ông bất ngờ sở hữu gia tài khủng gấp 50 lần số vốn ban đầu
- 20-10-2022Người giàu chi tiêu khắt khe và có tính toán hơn người nghèo: 6 quy tắc giữ tiền họ chăm chỉ thực hiện mỗi ngày khiến 'tiền càng đẻ ra tiền'
Năm 2009, Steve Jobs bắt đầu trở nên khó tính, kể cả khi Apple đang chứng kiến những thành công vượt bậc.
Lúc này, ông đang phải chống chọi lại với căn bệnh ung thư tuyến tụy đã kéo dài suốt 5 năm. Vị CEO quá cố của Apple biết rằng, thời gian của mình đã sắp hết. Trên thực tế, ông chuẩn bị vắng mặt trong 6 tháng để tập trung chữa bệnh, và chỉ định Tim Cook làm CEO tạm quyền.
Cùng lúc đó, Apple đang trong thời kỳ hoàng kim. iPhone mới hơn 2 tuổi, còn App Store ngày càng mở rộng hơn. Giá cổ phiếu của công ty bắt đầu đi lên, mở đầu cho chuỗi 9 năm liền liên tiếp không hề tụt giảm.
Thế rồi, nhóm của Phillip Shoemaker - một nhân viên Apple - đã phá hỏng tất cả bằng một sai lầm khủng khiếp.
Ứng dụng quái dị mang tên "Baby Shaker"
Shoemaker là nhân viên phụ trách quá trình phê duyệt ứng dụng. Anh mới làm được 3 tuần, nhưng khối lượng công việc luôn tăng một cách chóng mặt. Quá trình phê duyệt ứng dụng gồm rất nhiều bước, nên chuyện phạm sai lầm là điều khó tránh.
Sau này, anh đã giải thích trong podcast của mình rằng việc phê duyệt ứng dụng "Baby Shaker" quả thực là một sai lầm.
Đây là một ứng dụng vô thưởng vô phạt (và khá là lỗi thời nếu so sánh trong thời đại hiện nay). "Baby Shaker" sẽ hiển thị hình vẽ một em bé, và khi đứa trẻ khóc, người dùng có trách nhiệm đung đưa chiếc iPhone một cách nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, nếu họ lắc chiếc điện thoại, sẽ có một dấu X lớn xuất hiện ngay trên bức ảnh, ngay ở vị trí mắt em bé, như thể cho biết đứa trẻ đã chết. Sau đó, ứng dụng sẽ hiện dòng chữ: "Không bao giờ được lắc em bé!".
Philip Shoemaker. Ảnh: Yahoo
Lời nói phũ phàng của Steve Jobs
Shoemaker tiết lộ kết quả của sự việc này trên podcast: "Rất nhiều người phản đối ứng dụng "Baby Shaker" đã biểu tình bên ngoài trụ sở công ty. [...] Nhẽ ra chúng tôi không nên phê duyệt nó. Nó được phê duyệt vào thứ 2 hoặc thứ 3, và sau đó Apple công bố lợi nhuận kỷ lục của mình… Chúng tôi đã công bố thành tích về hàng tỷ lượt download từ App Store. Những con số ấy thật tuyệt vời, nhưng rồi cổ phiếu vẫn rớt giá."
Theo Shoemaker, anh đã nhận được một cuộc gọi sau đó. Số trên màn hình cho biết, nó đến từ văn phòng của Steve Jobs.
"Tôi bấm nghe rồi im lặng chờ đợi. Ở đầu dây bên kia, quản lý của ông nói: "Steve muốn nói chuyện với cậu". Và Steve Jobs chỉ có vài từ đơn giản dành cho tôi: "Cậu thật ngu ngốc, và cậu thuê những người cũng ngu ngốc không kém".
Nói rồi, ông dập máy.
"Cuộc hội thoại tuyệt vời nhất"
Bạn có thể tưởng tượng điều này đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của Shoemaker ở Apple. Tuy nhiên, anh lại có phản ứng hoàn toàn trái ngược, kể cả khi đúng là nhóm của anh đã phạm sai lầm.
"Đó là một trong những cuộc hội thoại tuyệt vời nhất tôi có với Steve Jobs," Shoemaker nói. "Nó vô cùng cô đọng và đi thẳng vào vấn đề. [...] Tôi hiểu được ẩn ý của ông ấy. Tôi đã không thuê người biết kiểm tra nó. Bản thân tôi cũng đã không kiểm tra. Nhưng tôi hiểu điều này".
Hầu hết chúng ta sẽ không có phản ứng tích cực thế này nếu bị sếp gọi điện và mắng như trên rồi dập máy. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt của Steve Jobs, đó là một hành động ứng xử cho thấy được khả năng lãnh đạo của Steve.
Bài học từ cuộc hội thoại của Steve Jobs:
1. Hiểu rõ người nghe
Không rõ Shoemaker biết bao nhiêu về Jobs trước sự cố này, bởi anh ấy chỉ mới làm công việc này ở Apple được khoảng 3 tuần. Thế nhưng, tận 1 thập kỷ sau, Shoemaker đã gọi đây là "cuộc hội thoại tuyệt vời nhất." Phải lường trước được phản ứng của người nghe, Steve Jobs một dám thẳng thừng như vậy.
Hình minh họa. Ảnh: Business Insider
2. Chìa khóa nằm ở ngữ cảnh
Lúc này, ai cũng biết là Steve Jobs không được khỏe. Căn bệnh mà ông phải chiến đấu gần như "vô phương cứu chữa". Rõ ràng, đối với Steve Jobs, di sản của ông chính là Apple - không phải con cái, không phải những câu nói để đời, cũng chẳng phải tài sản. Đó chính là: "Liệu ông có thể thay đổi bao nhiêu cuộc đời bằng công ty của mình?" Sai lầm của Shoemaker gây tổn hại nặng nề cho Apple, nên việc ông lớn tiếng là điều cần thiết.
3. Lời nói "thô nhưng thật"
Shoemaker không trực tiếp thuê những người làm việc trong nhóm của mình, nhưng anh phải chịu trách nhiệm về họ. Giờ đây, chính anh cũng thoải mái thừa nhận, mình đã sai khi phê duyệt ứng dụng đó. Shoemaker biết nhóm của anh đã gây ra lỗi lầm, nhưng anh cũng hiểu rằng Steve Jobs cần phải lên tiếng về sự việc này. Im lặng sẽ chỉ cho thấy đây không phải là một vấn đề to tát - điều mà bản thân Shoemaker cũng không thể tin.
Ít nhất thì lời nói của Steve Jobs không gây tổn thương cho Shoemaker. Ông qua đời vào năm 2011, nhưng Shoemaker đã làm việc trong vai trò trưởng nhóm phê duyệt ứng dụng tại App Store trong vòng 7 năm tiếp theo. Trong khoảng thời gian này, App Store đã đạt được khoản doanh thu khổng lồ: 11,5 tỷ USD chỉ trong 1 quý.
Câu nói súc tích của Steve Jobs dành cho Shoemaker đã chứng minh tài năng lãnh đạo của ông. Dù khó nghe, nhưng đó là điều cần thiết.
Thể thao văn hóa