MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cập nhật số liệu CTCK chiều ngày 20/4: Lợi nhuận VNDirect giảm 82%, một tên tuổi lớn báo lãi gấp 55 lần

Cập nhật số liệu CTCK chiều ngày 20/4: Lợi nhuận VNDirect giảm 82%, một tên tuổi lớn báo lãi gấp 55 lần

Ngôi vị "quán quân" tăng trưởng lợi nhuận quý đầu tiên dường như đã tìm được chủ nhân.

Số liệu thống kê tới chiều muộn 20/4, đã có tổng cộng 69 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2023. Ngôi vị "quán quân" tăng trưởng lợi nhuận quý đầu tiên dường như đã tìm được chủ nhân.

Untitled.png

Cụ thể, Chứng khoán VPBank (VPBank Securities) ghi nhận  lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 324 tỷ và 259 tỷ đồng, gấp 55 lần con số ghi nhận trong quý 1/2022. Đây có lẽ sẽ là mức tăng trưởng mạnh nhất về lợi nhuận trong nhóm CTCK mùa BCTC này.

Thực tế, đà tăng mạnh cũng dễ hiểu khi VPBank Securities chỉ mới được cấp phép là thành viên 2 Sở chỉ từ cuối tháng 3/2022, dẫn tới hoạt động trong quý 1/2022 chưa có nhiều nghiệp vụ. Đồng thời, việc hoàn tất tăng vốn điều lệ trong quý 1 năm nay cũng giúp công ty đa dạng hoá các danh mục đầu tư trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Theo đó, doanh thu quý 1/2023 tăng mạnh nhờ tăng doanh thu tại hoạt động kinh doanh trái phiếu, môi giới cũng như cho vay margin. Doanh thu tài chính tăng mạnh nhờ phần lãi công ty nhận được từ tiền gửi tại Ngân hàng.

Hiện, VPBank Securities cũng đang là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường cho tới hiện tại với 15.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VCBS, DNSE là những cái tên ghi nhận lợi nhuận cải thiện tích cực trong kỳ, trong đó lãi sau thuế của VCBS tăng 37% lên 105 tỷ đồng và DNSE báo lãi quý 1 tăng 89% lên 48 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, Chứng khoán VNDirect bất ngờ báo lãi sau thuế giảm tới 82% so với cùng kỳ xuống còn 140 tỷ đồng. Công ty giải trình điều này do tác động tiêu cực từ thị trường chung dẫn tới doanh thu giảm 27% xuống còn 1.290 tỷ đồng. Riêng doanh thu hoạt động cho vay ký quỹ và môi giới của VNDirect giảm lần lượt 46% và 68%, duy chỉ có doanh thu tự doanh tăng 18% lên 782 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí tăng 4%, riêng lỗ tự doanh tăng 220 tỷ (88%) và chi phí tài chính cũng tăng gấp 3 lần.

Tương tự, TCBS và HSC ghi nhận lợi nhuận đồng loạt sụt giảm trên 55%, ngoài ra thêm một số công ty chứng khoán nhỏ ghi nhận thua lỗ như SBS, ASAM hay Kiến Thiết (CSI).

=========================================================

Cập nhật tới sáng 20/4, đã có tổng cộng 47 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2023. Những công ty mới công bố BCTC đồng loạt ghi nhận lợi nhuận giảm hai chữ số phần trăm.

Cập nhật KQKD ngày 20/4: Lộ diện thêm loạt Công ty chứng khoán giảm sâu lợi nhuận - Ảnh 1.

Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã ORS) ghi nhận lãi trước thuế giảm mạnh 74% xuống mức 73 tỷ đồng. Trong kỳ, doanh thu đạt 720 tỷ đồng, giảm 11% trong đó doanh thu thực hiện chiếm 688 tỷ đồng và doanh thu đánh giá FVPTL gần 33 tỷ đồng. Đáng nói khi chi phí lại tăng mạnh 22% so với cùng kỳ lên gần 648 tỷ đồng, dẫn tới lợi nhuận bị bào mòn mạnh, lãi sau thuế giảm 72% xuống mức 61 tỷ đồng.

Công ty cho biết nguyên nhân doanh thu giảm do thị trường chứng khoán chưa phục hồi và chi phí tăng bởi việ ghi nhận lãi lỗ của hoạt động đầu tư tài sản tài chính.

Cũng với lý do thị trường khó khăn, Chứng khoán ACBS chứng kiến mức lãi quý 1 giảm 37% xuống còn 94 tỷ đồng, hầu hết doanh thu từ tự doanh, môi giới, lưu ký chứng khoán đều giảm mạnh so với cùng kỳ.

Chứng khoán Maybank cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 28% xuống mức 43 tỷ đồng trong bối cảnh doanh thu hoạt động giảm mạnh còn 123 tỷ đồng.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên