MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cấp thiết đền bù nhà dân bị rung nứt

12-09-2016 - 17:31 PM | Bất động sản

Việc đền bù cho các hộ dân có nhà bị rung nứt do ảnh hưởng thi công nằm ngoài trách nhiệm của bảo hiểm...

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định, việc đền bù cho các hộ dân có nhà bị rung nứt do ảnh hưởng thi công nằm ngoài trách nhiệm của bảo hiểm hiện rất cấp thiết. Đồng thời, Bộ GTVT kiến nghị các Bộ Tài chính và Xây dựng sớm ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2015 về quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ bằng kinh phí GPMB

Đã đưa vào khai thác hơn 1 năm, tuy nhiên hai dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên vẫn còn những tồn tại liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đâu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này, thưa Thứ trưởng?

Ngay từ khi triển khai các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, Bộ GTVT đã chỉ đạo các Ban QLDA (đại diện chủ đầu tư), nhà đầu tư BOT, đơn vị tư vấn tính toán một cách đầy đủ, đồng bộ các vấn đề ảnh hưởng đến người dân trong công tác GPMB, tái định cư và rung nứt nhà trong quá trình triển khai thi công. Cụ thể, công tác GPMB và tái định cư được tách thành các tiểu dự án và giao cho địa phương thực hiện. Các ban QLDA có nhiệm vụ chuyển kinh phí cho địa phương để chi trả tiền bồi thường cho người dân.

Theo thống kê của Bộ GTVT, các dự án mở rộng QL1 có tổng số 34.999 hộ dân có nhà bị rung nứt trong quá trình thi công, trong đó phần kinh phí đền bù ước tính nằm ngoài trách nhiệm của bảo hiểm khoảng 163,56 tỷ đồng. Tương tự, các dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên có 815 hộ dân bị ảnh hưởng, kinh phí đền bù ước ước tính nằm ngoài trách nhiệm của bảo hiểm khoảng 3,28 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phát sinh các vướng mắc liên quan đến công tác xác định nguồn gốc đất và đơn giá đền bù, dẫn tới tình trạng người dân khiếu kiện, khiếu nại ở một số địa phương. Riêng công tác tái định cư, theo quy định, các địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm xây dựng các khu tái định cư. Thế nhưng, đây là hai dự án được triển khai khẩn trương nên Chính phủ đồng ý hỗ trợ một phần kinh phí GPMB để giải quyết việc xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các địa phương cơ bản giải quyết xong công tác đền bù GPMB, tái định cư theo đúng quy định của pháp luật.

Vấn đề vướng mắc nhất hiện nay là công tác quyết toán kinh phí GPMB của các địa phương rất chậm. Để giải quyết dứt điểm, Bộ GTVT đã nhiều lần mời Ban GPMB của các tỉnh liên quan dự họp và thống nhất đưa ra lộ trình đến 30/9, các địa phương phải xử lý dứt điểm các tồn tại trong công tác GPMB làm cơ sở để quyết toán các dự án, nhất là các dự án BOT để công khai giá trị thực tế và thời gian hoàn vốn công trình. Đồng thời, Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ cho phép quyết toán dự án với kinh phí GPMB là số tiền đã chuyển cho các địa phương. Sau đó, địa phương sẽ chịu trách nhiệm quyết toán GPMB với Bộ Tài chính và cơ quan có thẩm quyền.

Vấn đề tồn tại khác của hai dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên là việc đền bù cho các hộ dân có nhà bị rung nứt trong quá trình thi công. Bộ GTVT đã giải quyết vấn đề này thế nào?

Về nguyên tắc, việc đền bù rung nứt nhà dân trong quá trình thi công được tính vào bảo hiểm công trình. Thực tế, khi triển khai dự án các đơn vị bảo hiểm đã tích cực kiểm đếm và chi trả đền bù cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thi công phát sinh tồn tại khi số lượng nhà dân bị ảnh hưởng bởi rung nứt vượt quá trách nhiệm chi trả của bảo hiểm. Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Bộ GTVT đã thuê các tổ chức tư vấn độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân để xác định toàn bộ mức độ ảnh hưởng do rung nứt đến các hộ dân. Sau đó, căn cứ vào hợp đồng, đơn vị bảo hiểm sẽ chi trả mức bồi thường tối đa cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Theo Đình Quang

Báo giao thông

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên