Cặp vợ chồng mua hơn 220 loại thuốc trong 1 năm bị cảnh sát điều tra: Lộ ra hơn 20 đường dây lừa đảo, trục lợi BHYT liên quan đến số tiền hơn 70 tỷ đồng
Mua quá nhiều thuốc trong 1 năm, cặp vợ chồng Trung Quốc bị cảnh sát chú ý đến.
- 28-06-2024Nhân viên ngân hàng từ chối phục vụ ông cụ 76 tuổi làm thủ tục chuyển khoản 1,1 tỷ đồng, còn âm thầm báo cảnh sát: Vài ngày sau bất ngờ được khen thưởng
- 28-06-2024Không cho người phụ nữ 58 tuổi rút số tiền tiết kiệm 4,5 tỷ đồng để chuyển cho cảnh sát, nhân viên ngân hàng được tuyên dương
- 27-06-2024Người đàn ông chi 52 tỷ đồng mua 1 căn nhà rồi cho thuê, 3 tháng sau phát hiện nhà "có chủ mới": Cảnh sát vào cuộc điều tra, kẻ tham lam nhận bài học nhớ đời
Theo News.cn, vào tháng 7 năm 2020, Cục Bảo hiểm Y tế Thành phố Trấn Giang, Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đã trình báo với cơ quan công an thành phố rằng họ phát hiện ra một số cá nhân lợi dụng bảo hiểm y tế (BHYT) để kê đơn và mua trái phép nhiều loại thuốc.
Nhận được tin, Đội cảnh sát hình sự thuộc Công an thành phố Trấn Giang lập tức mở cuộc điều tra. Hai đối tượng đầu tiên bị cảnh sát để ý đến là vợ chồng ông Hứa, bà Giang sống trên địa bàn.
Theo đó, sức khỏe của bà Giang rất tốt, còn chồng bà bị cao huyết áp và tiểu đường nhưng không quá nghiêm trọng. Dẫu vậy, cả hai người này ngày nào cũng đến các bệnh viện và trung tâm y tế công cộng trong thành phố để mua thuốc. Chỉ riêng trong năm 2020, vợ chồng ông Hứa, bà Giang đã mua tổng cộng hơn 220 loại thuốc khác nhau với giá 380.000 NDT (hơn 1,3 tỷ đồng).
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, trong số những loại thuốc mà họ mua, có nhiều loại không thể kết hợp uống cùng nhau. Nếu uống như vậy, họ có thể đã thiệt mạng. Từ đây, cảnh sát nghi ngờ 2 vợ chồng này có thể đã thực hiện hành vi lừa đảo, lợi dụng BHYT để kê đơn và mua thuốc trái phép rồi bán lại cho các hiệu thuốc để kiếm lời.
Qua điều tra cặp vợ chồng này, cảnh sát thành phố Trấn Giang đã tìm ra kẻ cầm đầu đứng sau đường dây mua bán thuốc trái phép mà họ tham gia. Đó là người phụ nữ họ Lý, vốn buôn bán chất cấm, đồng thời thành lập đường dây kê đơn và thu mua thuốc với số lượng lớn. Theo thông tin cảnh sát thu thập được, bố chồng và chồng của cô Lý trước đó cũng đã bị bắt và bị kết án vì tội tổ chức kê đơn, mua và bán thuốc bất hợp pháp. Thế nhưng người phụ nữ này vẫn chưa tỉnh ngộ mà tiếp tục tham gia vào hoạt động phi pháp này.
Cũng từ đây, cảnh sát còn truy ra hơn 20 băng nhóm lừa đảo, lợi dụng bảo hiểm y tế để thực hiện hành vi mua bán thuốc bất hợp pháp. Bên cạnh đó, dựa trên những manh mối thu được, cảnh sát bước đầu xác định có ít nhất hơn 100 người trung gian và hơn 100 hiệu thuốc nằm rải rác trên 11 tỉnh ở Trung Quốc có hành vi phi pháp.
Cố Kiếm, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự thuộc Công an thành phố Trấn Giang, cho biết tính đến cuối tháng 8 năm 2021, họ đã bắt giữ 180 nghi phạm, tịch thu khoảng 30.000 hộp thuốc và chất cấm được trộn lẫn trong đó, đồng thời tịch thu số tiền hơn 20 triệu NDT (hơn 70 tỷ đồng) liên quan đến những “ổ tội phạm” này.
Sau khi điều tra và phân tích vụ án này, cảnh sát cho biết các đường dây tội phạm trên thường có 4 mắt xích quan trọng là người kê đơn thuốc, người trung gian mua thuốc và các nhà thuốc. Những người trung gian lấy đơn thuốc từ những người kê đơn rồi dùng BHYT để mua thuốc tại bệnh viện và bán cho các đại lý thuốc với giá cao hơn 30%. Sau đó, các hiệu thuốc sẽ lại bán loại các loại thuốc này cho người tiêu dùng với giá cao hơn 10 -15% thông qua các kênh bán hàng của họ.
Cảnh sát Trấn Giang cũng cho biết rằng nhiều đối tượng trung gian từng là nhân viên bán hàng trong các công ty dược phẩm, vì vậy họ có quyền “truy cập” vào một số lượng lớn tài nguyên dược phẩm. Bên cạnh đó, các hiệu thuốc hay đại lý bán thuốc tham gia vào đường dây phạm pháp này đều nằm rải rác trên khắp Trung Quốc nhưng hầu hết là ở khu vực nông thôn, nơi việc buôn bán thuốc không được quản lý một cách tương đối lỏng lẻo.
Theo News.cn, vợ chồng ông Hứa cùng những nghi phạm sau khi bị bắt đã thành khẩn khai báo, tự giác khắc phục số tiền làm thất thoát của BHYT. Tuy nhiên nhưng xét thấy hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý quỹ bảo hiểm y tế nên Hội đồng xét xử vẫn tuyên phạt họ các mức án thích đáng theo quy định của pháp luật Trung Quốc.
Sau khi triệt quá xong hơn 20 đường dây tội phạm trên, Đội cảnh sát hình sự dưới sự chỉ đạo của Công an Trấn Giang vẫn tiếp tục đào sâu điều tra với mục tiêu triệt phá hết tất cả những đường dây lừa đảo tương tự trong khu vực.
Về gian lận bảo hiểm y tế, cơ quan công an xử phạt nghiêm khắc các hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật, đồng thời các cơ quan liên quan cũng đang tăng cường hơn nữa nỗ lực giám sát chặt chẽ tuyến phòng thủ. Hiện tại, chính quyền địa phương Trấn Giang đã ban hành ý kiến thực hiện về việc thiết lập cơ chế phối hợp chống gian lận, lừa đảo quỹ bảo hiểm y tế.
(Theo News.cn)
Nhịp sống thị trường