Cát, đá và những bài học về sự tha thứ: Tại sao bạn phải mang theo gánh nặng trong suốt chặng đường dài
Chúng ta thường cho rằng tha thứ là một món quà đối với người được tha thứ, nhưng bạn thấy đấy, đây rõ ràng là món quà cho chính chúng ta.
- 03-10-2017Chia táo cho 2 con và bài học sâu sắc từ người mẹ: thành công trong cuộc sống quan trọng nhất là biết nắm bắt thời cơ
- 02-10-201713 nguyên tắc của cuộc sống: Hiểu được một nửa cũng đủ giúp bạn an nhiên tự tại vượt qua mọi nghịch cảnh
- 02-10-2017Hạt giống không nảy mầm và sự tích Hoa Vương đêm rằm
- 02-10-2017Chuyện người đàn ông vô gia cư và chiếc ví bị đánh cắp: Sống ở đời đừng bao giờ vội vàng phán xét ai
Sự tha thứ và biết ơn luôn được xem là những cách giúp chúng ta luôn trân quý cuộc sống hiện tại, tránh được muộn phiền và cảm thấy được yêu thương nhiều hơn. Bài học từ câu chuyện của cát và đá sau đây sẽ mang đến cho chúng ta những điều kì diệu.
Chuyện kể rằng, có hai người bạn đang thực hiện chuyến hành trình trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình.
Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: "Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi".
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.
Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết khắc lên tảng đá dòng chữ: "Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi".
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: "Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?"
Và câu trả lời anh nhận được là: "Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi."
Trong cuộc sống, hãy học cách viết những nỗi đau lên cát để gió cuốn đi và khắc những niềm vui, hạnh phúc lên tảng đá để mãi không phai!
------------------------------------
Câu chuyện về những củ khoai tây cũng là cách để chúng ta nhận ra rằng, để trong lòng những muộn phiền, những lỗi lầm của người khác thì chính cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên nặng nề.
Vào một buổi học sáng đầu tuần, tất cả sinh viên bất ngờ khi thấy thầy giáo cho mang rất nhiều túi nilong và một bao tải khoai tây lớn vào lớp. Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi cứ hễ không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, có nhiều túi trở nên vô cùng nặng.
Không những thế, thầy còn yêu cầu chúng tôi phải luôn mang cái túi theo bên mình dù đi bất cứ đâu, tối ngủ phải để túi bên cạnh, làm việc thì đặt trên bàn. Không chỉ cảm nhận được sự phiền phức từ túi khoai tây, mà bất chợt toàn tâm trí chúng tôi đều đổ dồn về những củ khoai tây ấy.
Chỉ một thời gian ngắn, những củ khoai tây lại bắt đầu thối, hỏng và bắt đầu phát ra những mùi khó chịu. Trong thâm tâm mỗi người đều không muốn mang theo nó nữa, đều muốn trút đi những gánh nặng, phiền phức mình mang theo bấy lâu nay.
--------------------------------
Chúng ta thường cho rằng tha thứ là một món quà đối với người được tha thứ, nhưng bạn thấy đấy, đây rõ ràng là món quà cho chính chúng ta. Do vậy, tha thứ, buông bỏ không những tốt cho người phạm lỗi, mà còn giúp chính chúng ta bớt đi được những gánh nặng, được những ưu phiền trong lòng.
Trong cuộc sống, lúc này hay lúc khác, sẽ có những người làm tổn thương bạn tới mức sâu sắc, làm bạn cảm thấy rất đau khổ, khó có thể bỏ qua cho họ được, tha thứ thực sự là rất khó khăn. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng tha thứ không phải là để cho họ có được sự vui vẻ, hạnh phúc mà tha thứ vì chính bản thân bạn.
Thực tế tại sao bạn phải mang theo gánh nặng và những bất tiện từ những củ khoai tây trong suốt chặng đường dài mà không thử đặt nó xuống? Hãy quên đi và tiếp tục bước.