Cậu bé 13 tuổi nhặt viên đá ngoài đường về nhà nghịch, người cha thấy lạ đem đi giám định mới rụng rời mang ngay đến viện bảo tàng
Hóa ra viên đá mà cậu bé 13 tuổi nhặt được lại ẩn chứa bí mật lớn khiến nhiều người phải kiêng nể.
- 30-03-2022Đi chợ nhà giàu mua khúc cá 300 nghìn, người chê giá cắt cổ, người bảo đắt xắt ra miếng
- 26-03-2022Tại sao Vạn Lý Trường Thành "2000 năm không đổ" dù chỉ được xây dựng bằng đất và đá? Bí mật nằm ở thứ vữa "bền hơn cả bê tông" mà người xưa sáng tạo nên
- 25-03-2022Xuất hiện cô dâu Bạc Liêu đeo vàng trĩu cổ kín tay, khoản nhan sắc cũng khiến dân tình trầm trồ
Vào một ngày năm 1968, một đứa trẻ 13 tuổi tên Khổng Trung Lương ở Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vô tình nhìn thấy một phiến đá bên đường sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Vì quá tò mò, Khổng Trung Lương bước tới xem kỹ thì thấy viên đá được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo đẹp mắt nên quyết định mang về nhà chơi. Tuy nhiên, vật báu này về sau đã nhanh chóng gây chấn động giới khảo cổ tại Trung Quốc.
"Viên đá" mà cậu bé 13 tuổi năm nào nhặt được mang giá trị không tưởng
Thấy con trai mang về hòn đá có hình dạng lạ, bố của Trung Lương đã tìm hiểu kỹ và cho rằng hòn đá này nhiều khả năng có thể là một di vật văn hóa. Vì vậy, ông quyết định cùng con trai mình mang viên đá này đến Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây để nhờ một chuyên gia thẩm định.
Khi hai cha con lấy viên đá ra, các chuyên gia bảo tàng đã vô cùng sửng sốt khi nhận ra đây thực sự là một bảo vật quý hiếm. Sau khi tiến hành xác định kỹ càng hơn về các chi tiết của viên đá này, các chuyên gia cho biết đây thực chất là ấn ngọc của Hoàng hậu thời Hán.
Các chuyên gia xác định đây chính là cổ vật thuộc triều đại nhà Hán
Từ xa xưa, ngọc bích đã là biểu tượng cho địa vị của những người có quyền lực, từ thời Tần Thủy Hoàng người ta đã chế tạo ra những con dấu bằng ngọc bích nhằm tượng trưng cho các bậc đế vương. Trong đó ấn ngọc được coi là con dấu dành cho hoàng đế và hoàng hậu sử dụng.
Chiếc ấn ngọc thời nhà Hán này rất tinh xảo về tay nghề, được chạm khắc cẩn thận bằng ngọc bích trắng chất lượng cao. Dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng các họa tiết trên ngọc không hề bị mòn đi. Bên dưới ấn ngọc này là dòng chữ "Ấn ngọc Hoàng đế" vẫn rất rõ ràng.
Do nhà Hán là triều đại thứ 2 trong lịch sử Trung Quốc, sự tồn tại của triều đại này đã từ rất lâu nên có rất ít di tích văn hóa còn lưu giữ được. Vì lẽ đó, con dấu bằng ngọc còn nguyên vẹn như thế này lại càng hiếm. Sự xuất hiện của chiếc ấn ngọc này đều khiến các chuyên gia khảo cổ tò mò về chủ nhân của nó. Nhiều suy đoán cho rằng, ngọc tỷ này thuộc về Lã Hậu.
Lã Hậu được cho là chủ nhân của ngọc tỷ này
Ngay khi biết rằng mình tìm được báu vật như vậy, hai cha con họ Khổng liền lập tức dâng lại ấn ngọc cho Nhà nước. Dù các chuyên gia bày tỏ nguyện vọng tặng hai cha con một khoản tiền nhưng bất ngờ là người cha chỉ nhận lấy 20 tệ (70.000 VNĐ) coi như lộ phí và cùng con trai trở về nhà.
Ấn ngọc vẫn được lưu trữ ở Bảo tàng Thiểm Tây trong nhiều năm
Kể từ thời điểm đó, ấn ngọc này được lưu giữ trong Bảo tàng Thiểm Tây và trở thành bảo vật của tòa thị chính. Nhiều thập kỷ sau, ấn ngọc này đã trở thành một báu vật vô giá, và nó đã đóng một vai trò to lớn trong việc nghiên cứu nhiều nền văn hóa của thời nhà Hán ở Trung Quốc.
Nguồn: 163.com
Pháp luật và bạn đọc