MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cậu bé đổi đời sau một đêm nhờ danh hiệu "Tiểu Jack Ma" nhưng lại lần nữa rơi vào cảnh loay hoay, khổ sở vì phạm phải sai lầm của đa số người nghèo

05-12-2020 - 21:03 PM | Sống

Cậu bé đổi đời sau một đêm nhờ danh hiệu "Tiểu Jack Ma" nhưng lại lần nữa rơi vào cảnh loay hoay, khổ sở vì phạm phải sai lầm của đa số người nghèo

Đừng mất cảnh giác trong bất cứ trường hợp nào. Bài học của Tiểu Jack Ma cho thấy, nghèo bền vững thì dễ, còn giàu bền vững thì rất khó.

01.

Cách đây một thời gian, tại Trung Quốc, có một hiện tượng tên là “Tiểu Jack Ma” xuất hiện. Người này bỗng chốc được ăn sung mặc sướng và trở thành gương mặt thương hiệu cho các nhãn hàng trong nước. Nguyên do chỉ có một, đó chính là gương mặt giống hệt với vị tỷ phú họ Mã.

Nhân vật này tên là Phạm Tiểu Cần, là người huyện Vĩnh Phong, thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Gia cảnh nghèo khổ, túng thiếu do bố bị tàn tật, mẹ bị mù lòa, còn bà thì mắc chứng Alzheimer. Cả nhà sống nhờ vào trợ cấp xã hội của chính phủ.

Cậu bé đổi đời sau một đêm nhờ danh hiệu Tiểu Jack Ma nhưng lại lần nữa rơi vào cảnh loay hoay, khổ sở vì phạm phải sai lầm của đa số người nghèo - Ảnh 1.

Trong một lần tình cờ, hình ảnh của cậu với biểu cảm rất giống nhà sáng lập Alibaba đã được chụp lại và đăng tải trên mạng. Danh hiệu “Tiểu Jack Ma” nhanh chóng ra đời và Phạm Tiểu Cần cũng trở nên nổi tiếng, được săn đón liên tục.

Một cửa hàng sữa tại địa phương quyết trả Tiểu Cần 500 NDT (khoảng 1,6 triệu VNĐ) để cậu chụp ảnh cùng sản phẩm của họ. Công ty thiết bị gia dụng cũng chi gần 1.000 NDT (3,2 triệu VNĐ) với yêu cầu cậu bé làm gương mặt đại diện.

Cậu bé đổi đời sau một đêm nhờ danh hiệu Tiểu Jack Ma nhưng lại lần nữa rơi vào cảnh loay hoay, khổ sở vì phạm phải sai lầm của đa số người nghèo - Ảnh 2.

Có thông tin còn cho rằng, bố của Phạm Tiểu Cần nhận được hơn 100.000 NDT (333 triệu VNĐ) tiền đóng góp và ký một hợp đồng kinh doanh hình ảnh của con trai.

Cậu được nhiều nhà tài trợ giúp đỡ để chuyển lên thành phố sinh sống và hưởng thụ cuộc sống giàu có. Cậu bé được ăn ngon mặc đẹp, thậm chí có cả trợ lý và xe đưa đón riêng.

Nếu biết tận dụng thời điểm này, chấp nhận sự trợ giúp của các nhà hảo tâm và tập trung học hành, không biết tương lai cậu có thành đạt được hay không, nhưng ít nhất cũng có thể thoát nghèo nhờ nỗ lực tự thân.

Tuy nhiên, “Tiểu Jack Ma” lại bận rộn với những dự án đóng phim truyền hình, nhận lời mời tham dự tiệc rượu, đi thảm đỏ của hàng loạt công ty để nhận về số tiền lớn.

Cậu bé đổi đời sau một đêm nhờ danh hiệu Tiểu Jack Ma nhưng lại lần nữa rơi vào cảnh loay hoay, khổ sở vì phạm phải sai lầm của đa số người nghèo - Ảnh 3.

Trong thời gian 2-3 năm sau đó, khi Phạm Tiểu Cần ngày càng quen với cuộc sống thoải mái như vậy thì công chúng lại ngày càng quen với khuôn mặt của cậu và như một lẽ đương nhiên, họ dần trở nên nhàm chán. Cộng thêm đường nét của cậu cũng có sự thay đổi theo thời gian, không còn giống hệt tỷ phú Mã Vân như ngày đầu nữa.

Và kết quả cuối cùng là điều mà ai cũng có thể dự đoán được: Vào thời điểm giá trị thương mại của “Tiểu Jack Ma” không còn, Phạm Tiểu Cần cũng hết thời.

02.

Tất cả những món quà của định mệnh đều đã được định giá một cách bí mật.

Những thứ có thể dễ dàng kiếm được, chẳng hạn như danh tiếng và sức hút được tạo ra bằng tiền bạc hay chiêu trò truyền thông, sẽ chỉ là sản phẩm tạm thời, không có tính bền vững tự phát.

Chỉ bằng cách duy trì học thức nội tại phong phú, duy trì sự giàu có từ trong tư duy, một người mới có thể ngày càng tiến xa hơn nữa. Quá trình này rất vất vả, nhưng nó chắc chắn là con đường gần nhất và ổn định nhất để dẫn đến thành công .

Đối với Phạm Tiểu Cần, “tầm nhìn” lâu dài và phù hợp nhất ở độ tuổi của cậu chắc chắn là kiên định học tập, sử dụng kiến ​​thức để củng cố bản thân và thay đổi vận mệnh của mình.

Nhưng sống quá lâu trong cảnh nghèo khó, không được tiếp xúc nhiều để mở mang trí tuệ đã khiến cậu và đặc biệt là những người lớn đứng ra quyết định thay cậu, đã lựa chọn một “tầm nhìn” ngắn hạn. Chính sự thiển cận này đã khiến tiền đồ của một đứa trẻ trở nên lao đao.

Trong cuốn sách "Tư duy về thời gian" của tiến sĩ ngành Quản lý học Tôn Thiết Lân có đề cập tới:

“Hệ thống tư duy của một người được thiết lập chủ yếu dựa theo đời sống của chính họ. Hầu hết mỗi cá nhân đều chỉ có một hệ thống giá trị của cải, và họ sẽ lấy đó làm thước đo để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, chỉ một hệ giá trị không đủ để sinh tồn trong xã hội phức tạp như hiện nay. Bạn rất dễ rơi vào những cái bẫy do hám giàu, đánh mất nhiều cơ hội đổi đời quan trọng khác.”

Giống như gia đình Phạm Tiểu Cần đã nghèo khó quá lâu nên giá trị của vật chất được đặt lên hàng đầu. Tại thời điểm ấy, tiền bạc với họ quan trọng hơn tất cả. Quan niệm đó đã tác động tới toàn bộ tư duy và quyết định về sau.

Cậu bé đổi đời sau một đêm nhờ danh hiệu Tiểu Jack Ma nhưng lại lần nữa rơi vào cảnh loay hoay, khổ sở vì phạm phải sai lầm của đa số người nghèo - Ảnh 4.

03.

Sự khác biệt về hệ thống giá trị có thể ảnh hưởng tới kết quả sau cuối.

Chẳng hạn, mong muốn của hầu hết người nghèo là tiền. Họ muốn có nhiều tiền hơn và sau đó mua thêm thời gian, nhưng họ thường không kiếm ra tiền và thời gian không thể mua được.

Ngược lại, điểm xuất phát của người giàu là muốn có thêm thời gian và như thế họ có thể kiếm càng nhiều tiền hơn. Kết quả là họ có cả thời gian và tiền bạc.

Cho nên mới nói, cách bạn sử dụng thời gian sẽ quyết định cách bạn tạo ra giá trị. Ví dụ, sau giờ làm việc, trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 10 giờ tối, bạn có thể chọn làm nhiều việc: tập thể dục, viết lách, học bài, viết blog, xem phim truyền hình, chơi game ...

Mỗi việc bạn chọn cũng quyết định bạn có thể trở thành người như thế nào và bạn có thể sống ra sao.

Người nghèo bị giới hạn bởi môi trường xung quanh và nhận thức của họ, và thường vì ham kiếm tiền nhanh chóng, họ bỏ qua những thứ có thể đem lại những giá trị lớn hơn nhiều trong tương lai.

Trong trường hợp của “Tiểu Jack Ma”, giá trị kinh tế của cậu rất cao, và giá trị cuộc sống cũng được nâng lên nhanh chóng. Nhưng không học hỏi đồng nghĩa với việc thiếu kiến ​​thức và ý tưởng, người hâm mộ ngày càng đông nhưng cậu thì vẫn mãi dậm chân tại chỗ, không thể mang lại tác động tích cực cho nhiều người hơn, không đạt được giá trị ảnh hưởng lớn hơn, đương nhiên sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải.

Vì tận dụng thời gian không đúng cách, mài mòn hết giá trị bản thân, nên không khó hiểu tại sao gia đình Phạm Tiểu Cần lại nhanh chóng quay lại với cảnh nghèo khó.

Sai lầm trong một quyết định còn có khả năng sửa đổi, nhưng sai lầm từ hệ thống tư duy thì để lại ảnh hưởng nặng nề cho cả tương lai.

Phương Thúy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên