Câu chuyện 1 ly nước của giáo sư đại học Harvard, giúp bạn hiểu thế nào là BUÔNG BỎ
Thứ khiến người ta mệt mỏi không phải là núi cao ở phía xa, mà là những hạt cát trong đôi giày.
- 08-06-2020Nam sinh 18 tuổi nhận học bổng 21 đại học, founder tổ chức nhận hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc, trình độ ngang sinh viên xuất sắc nhất Harvard
- 06-06-2020Giáo sư người Hoa tại đại học Harvard nghiên cứu 110.000 người: 5 thói quen sinh hoạt giúp bạn kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm không bệnh tật
- 30-05-202019 lời khuyên từ ĐH Harvard dành cho những người tìm kiếm một cuộc sống vẹn toàn, hạnh phúc: Chúng ta dành hơn 1/3 thời gian để làm việc, đừng để từng ngày trôi qua trong chán nản
Trong một buổi diễn giảng, một giáo sư của đai học Harvard cầm một cốc đựng nước rồi sau đó hỏi những khán giả ngồi dưới: "Mọi người thử đoán xem, cốc nước này nặng bao nhiêu?"
"50g", "100g", "125g", mọi người nhao nhao lên trả lời.
"Tôi cũng không biết nó nặng bao nhiêu, nhưng có thể chắc chắn là khi cầm nó chúng ta sẽ không thấy mệt."
Giáo sư nói: "Câu hỏi của tôi là, nếu tôi cầm chiếc cốc này trong vài phút, kết quả sẽ như nào?"
"Chẳng sao cả", mọi người trả lời.
"Được. Vậy nếu tôi cứ cầm nó như vậy trong 1 tiếng đồng hồ thì sẽ ra sao?", giáo sư lại hỏi tiếp.
"Tay sẽ hơi mỏi", mọi người trả lời.
"Đúng. Vậy nếu tôi cứ cầm vậy nguyên cả ngày?"
"Vậy thì cánh tay sẽ bị tê, rồi bị chuột rút, nói không chừng có khi còn phải vào bệnh viện", một người đứng lên trả lời.
"Rất tốt. Vậy bất luận là tôi cầm cốc nước lâu hay không, thì trọng lượng của chiếc cốc có thay đổi không?"
"Không hề."
"Vậy tay vì sao lại tê? Cơ vì sao lại bị chuột rút?"
Ngừng một vài giây, giáo sư lại hỏi tiếp: "Nếu tôi không muốn bị tê, cũng không muốn bị chuột rút, vậy tôi nên làm thế nào?"
"Rất đơn giản, ngài chỉ cần bỏ cốc nước là xong", mọi người đáp.
"Đúng vậy", giáo sư tiếp tục nói.
"Thực ra, những muộn phiền và buồn bã trong cuộc sống cũng giống như cốc nước trong tay tôi vậy. Chúng ta đau buồn bao nhiêu phút không quan trọng, nhưng nếu cứ ôm nó trong một thời gian dài mà không dứt ra, nó sẽ ăn mòn nội tâm của bạn. Ngày này qua tháng khác, tinh thần của bạn sẽ kiệt quệ. Tới lúc đó thì bạn có muốn làm gì cũng sẽ chẳng làm nổi nữa."
Không biết bên cạnh bạn có người như này không, họ cả ngày ủ dột, trưng ra khuôn mặt "nẫu hết cả ruột".
Nhưng nghĩ lại cho kĩ thì mọi đắn đo, mọi đau buồn, không vui của họ, hoàn toàn không phải vì chuyện gì lớn lao, mà ngược lại đều là vì những chuyện vặt vãnh không đâu.
Có một câu nói rất hay rằng, đời người ngoài chuyện sống chết ra, chẳng có chuyện gì là to tát cả.
Ai cũng đều hiểu đạo lý này, nhưng phần lớn mọi người lại không làm được.
Còn chúng ta, sở dĩ cứ mãi nhốt mình trong một chuyện gì đó, thực ra đó là bởi chúng ta thiếu đi một chút trí tuệ.
Thực ra, đối với một người trưởng thành mà nói, cuộc sống của ai ít nhiều gì cũng luôn có những chuyện không được như ý.
Lớn thì là chuyện sức khỏe, gia đình, con cái, ba mẹ…
Nhỏ thì là chuyện cơm áo gạo tiền, sinh hoạt hàng ngày.
Cuối cùng, thứ đục khoét một người, có lẽ không phải là những kết quả xấu mà bạn không thể chống đỡ được, mà là bởi bạn từ đầu tới cuối không thể trút bỏ đi những cảm xúc tiêu cực của mình.
Còn người lạc quan, không phải họ không có muộn phiền, chỉ là dù có rơi xuống vũng bùn, dù mọi sự có không thuận lợi, họ vẫn có thể chỉnh đốn lại tâm thái, có thể chịu được sẽ chịu, có thể nhịn được sẽ nhịn, không thay đổi được thì từ bỏ, còn cứu vãn được thì sẽ nỗ lực tới cùng.
Tất nhiên, thái độ lạc quan với cuộc sống này không phải ngày một ngày hai mà học được.
Nó cần bạn, đọc vạn cuốn sách, đi ngàn dặm đường, không ngừng luyện tập và trau dồi tâm trí của bạn trong thất vọng, vấp váp, rồi cuối cùng trở nên ôn hòa, cởi mở và hoàn thiện hơn.
Voltaire từng nói: "Thứ khiến người ta mệt mỏi không phải là núi cao ở phía xa, mà là những hạt cát trong đôi giày."
Thường xuyên vì mấy đồng bạc mà lẩm bẩm cằn nhằn cả ngày.
Bỏ lỡ một chuyến xe buýt, ảnh hưởng tới tâm trạng cả một buổi chiều.
Cắn phải lưỡi thôi cũng ca thán mình xui xẻo cả ngày.
Thứ họ để tâm không phải là mấy đồng tiền, hay vài phút chờ đợi, mà là bởi họ quá nhạy cảm, thích tự mình làm khó mình.
Thực ra, con người sống ở đời, gặp phải những chuyện khiến mình không vui là chuyện bình thường.
Nhưng chính những trải nghiệm lớn nhỏ đó lại là những thứ giúp ta học được cách trở nên chín chắn hơn, giúp làm phong phú và hoàn thiện bản thân hơn.
Chuyện của quá khứ, nó đã được định, chuyện của tương lai, chúng ta không thể nào dự liệu được trước, chỉ có sống với hiện tại.
Bạn sẽ phát hiện ra, không có ai, là không thể quên được; không có việc gì, là không thành dĩ vãng; sai là sai, qua rồi là qua rồi, nắm chắc hiện tại, mới là thông minh.
Học cách buông bỏ, là không chấp niệm với quá khứ, cũng không sợ hãi trước tương lai.
Học cách buông bỏ, vừa là tha thứ cho người khác, vừa là hòa giải với bản thân.
Học cách buông bỏ, vừa là chấp nhận và gánh vác, vừa là bắt đầu lại từ đầu.
Đôi khi, chúng ta không tính toán so đo, không phải vì không để ý, mà vì chúng ta biết, con đường phía trước còn rất dài, đứng trong đầm lầy quá lâu, sớm muộn gì cũng sẽ bị lún xuống, vậy thì chi bằng tự mình thoát ra trước khi quá muộn.
Dẫu sao thì con người ta sống ở đời, cũng là để gặp được người đáng để trân trọng hơn, theo đuổi những việc xứng đáng hơn, ngắm nhìn phong cảnh rực rỡ hơn, chứ không phải nhốt mình trong bụi mận gai rồi làm khổ mình cả đời.
Thân an tâm an, biết thỏa mãn, hiểu khi nào nên buông bỏ, đó chính là hạnh phúc.
Báo Dân sinh