Ai sở hữu 2 công ty khai thác vàng lớn nhất Việt Nam?
- 02-07-2013Dấu tích kho vàng của vua Hàm Nghi trên đất Quảng Bình
- 02-07-2013Công ty vàng Bồng Miêu và Phước Sơn bị yêu cầu truy thu thuế gần 250 tỉ đồng
- 28-06-2013Trữ trăm tấn vàng, người Việt thiệt hại ngàn tỷ
Việt Nam không phải quốc gia có thế mạnh về vàng, hoạt động khai thác vàng rải rác trên khắp cả nước với quy mô nhỏ. Tổng trữ lượng vàng nước ta khoảng 154 tấn, trong đó trữ lượng thăm dò chỉ đạt 42,7 tấn. Theo Bộ Tài chính, công nghệ khai thác, chế biến vàng của các DN trong nước chưa cao, hiệu quả kinh tế đạt thấp, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh tác động xấu về môi trường.
Hai mỏ vàng đang hoạt động vào loại lớn và có công nghệ sản
xuất hiện đại nhất cả nước là Bồng Miêu và Phước Sơn, nằm tại tỉnh Quảng Nam.
Đáng chú ý là hai công ty này cùng chung một chủ.
Besra Gold, trước đây có tên là Olympus Pacific Minerals là một
doanh nghiệp khai thác vàng được thành lập ở Canada và sở hữu các mỏ vàng tại
Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Hai mỏ tại Malaysia và Philippines vẫn đang trong giai đoạn
thăm dò. Trong đó, mỏ Bau ở miền Đông Malaysia là mỏ lớn nhất của Besra với trữ
lượng khoảng 3 triệu oz vàng. Besra kỳ vọng khi đưa mỏ này vào khai thác từ
cuối năm 2015, quy mô của công ty sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
Năm 1997, Besra đã có được quyền khai thác mỏ Bồng Miêu và đến
năm 2005 thì đưa nhà máy vào vận hành. Mỏ Phước Sơn được cấp phép vào năm 1999
và ra lò sản phẩm vào tháng 6/2011.
Hiện tại, Besra sở hữu 80% cổ phần của mỏ Bồng Miêu và 85% cổ
phần của Phước Sơn. Bồng Miêu được coi là mỏ vàng lớn nhất Việt Nam, được khai
thác từ hơn 100 năm nay nên sản lượng khai thác hiện không còn lớn và thấp hơn
nhiều so với Phước Sơn.
CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (Minco – MIC) tham gia góp
vốn vào cả 2 dự án trên với tỷ lệ tương ứng là 10% và 15%. Tuy nhiên, theo thỏa
thuận giữa Minco và Besra thì Minco có quyền tăng tỷ lệ sở hữu tại Phước Sơn
lên 30% và 50% sau một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài 2 mỏ trên, Besra hiện còn tiến hành thăm dò mỏ vàng
Tiên Thuận ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Besra nắm 75% cổ phần của dự án
này. Phần còn lại thuộc về CTCP Khoáng sản Biotan, một doanh nghiệp hoạt động
chính trong lĩnh vực khai thác titan.
Ước tính trong năm tài chính 2013 (kết thúc vào 30/6), sản lượng
vàng của 2 nhà máy đạt từ 60-65.000 oz và dự kiến sẽ lên đến 170.000 oz/năm vào
năm 2015.
Trong 9 tháng đầu của năm tài chính, Besra sản lượng bán ra của Besra đạt gần 36.400
oz vàng (~1,1 tấn), thu về hơn 60,5 triệu USD, tương ứng với giá bán bình quân là 1.663
USD/oz.
Trong đó, Phước Sơn đóng góp hơn 26.000 nghìn oz và Bồng Miêu đóng góp phần còn lại. Chi phí sản xuất cho một oz của Phước Sơn cũng thấp khoảng 20% so với Bồng Miêu. Tuy nhiên, Phước Sơn chịu khoản thuế tài nguyên với thuế suất lên tới 15% trên tổng doanh thu trong khi Bồng Miêu chỉ bị đánh thuế ở mức 3%.
Thua lỗ triền
miên
Điều bất ngờ nhất đối với tình hình tài chính của Besra là
tính đến hết tháng 3/2013, công ty có khoản lỗ lũy kế lên đến hơn 90 triệu USD.
Lợi nhuận từ hoạt động khai thác vàng ở Việt Nam không đủ để
bù đắp chi phí quản lý cũng như chi phí tài chính rất lớn, chưa kể một số chi
phí khác. Điều này một phần lý giải từ việc công ty đang có những khoản đầu tư
lớn chưa đi vào hoạt động ở Philippines và Malaysia.
Trong nhiều năm trở lại đây, chỉ duy nhất năm 2011 là công ty có lãi, với mức lãi vỏn vẹn 1,1 triệu USD trong khi các năm còn lại đều lỗ hàng chục triệu USD.
-----------------------