Bi kịch tòa nhà có tên tiếng Tây
Cư dân khu căn hộ cao cấp International Plaza (Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TPHCM) vừa làm đơn tố cáo hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư chung cư này là Công ty liên doanh văn hóa - thương mại Quốc tế.
- 06-06-2014Căn hộ thuê 1 triệu đồng/tháng ở Hà Nội
- 03-06-2014Khung pháp lý nào cho việc chia nhỏ căn hộ chung cư?
- 15-05-2014Chủ dự án hết tiền, dân “dài cổ” chờ nhận căn hộ
Chung cư cao cấp, chất lượng bình dân
Được giới thiệu là dự án mang tầm vóc quốc tế, có thể thỏa mãn những yêu cầu khắt khe của khách hàng về một căn hộ chung cư cao cấp với 18 tầng đa năng, tòa nhà International Plaza chính thức đi vào hoạt động năm 2008. Thế nhưng chất lượng các căn hộ “cao cấp” này đang khiến cư dân sống tại đây lo lắng.
Anh Trần Hoàng Thanh, từng làm bảo vệ bốn năm ở chung cư, cho biết chất lượng tòa nhà ngày càng xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được sửa chữa. Hệ thống phòng cháy chữa cháy thường xuyên chập điện, còi hú ầm ĩ. Mỗi lần như thế, cư dân cả tòa nhà náo loạn. Nghe riết rồi quen, giờ họ chẳng thèm chạy nữa. “Nếu có hỏa hoạn thật xảy ra thì sẽ hết sức nguy hiểm vì người dân lại tưởng là báo cháy giả như mọi khi. Lúc đó có lẽ tất cả mọi người ở đây thành “heo quay” mất!”, anh Thanh lo lắng.
Nhiều hạng mục khác của khu nhà cũng xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được sửa chữa, trong đó có hai tầng hầm để xe. Mặt trước và bên hông tòa nhà đóng rất nhiều rêu mốc, bụi bặm; dốc xuống hầm bong tróc, nguy hiểm; vệ sinh còn nhiều điều đáng nói, tường cầu thang bộ từ tầng hầm B2 đến tầng 1 lem nhem... Cư dân đã nhiều lần yêu cầu ban quản lý cho sơn lại nhưng tình trạng vẫn chưa được cải thiện.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, sống tại đây, cho biết thêm, do không được bảo trì nên nhiều lần thang máy rơi tự do khiến ai cũng hoảng, còn hệ thống đèn chiếu sáng bên trong chập chờn. Tầng 3 là khu tiện ích công cộng, trong đó có hồ bơi nhưng không hoạt động. Người dân ở đây rất lo lắng khi an ninh ở chung cư hiện rất bất ổn. Lực lượng bảo vệ chỉ tập trung lo giữ xe, còn lại hầu như phó mặc cho người dân. Tình trạng kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản diễn ra thường xuyên, nhiều người lên tiếng còn bị tạt sơn lên tường và đe dọa tính mạng.
Vô hiệu hóa ban quản trị
Theo quy định trong hợp đồng (HĐ), chủ đầu tư sẽ quản lý tòa nhà hai năm đầu kể từ khi đưa vào sử dụng, sau đó tổ chức họp bầu ban quản trị (BQT) mới và chuyển phí bảo trì tòa nhà cho ban này quản lý. Thế nhưng, mặc dù khu chung cư này đã hoạt động được gần sáu năm, người dân vẫn chưa thể thành lập được BQT do phía Công ty liên doanh văn hóa - thương mại Quốc tế không chịu bàn giao.
Ngoài ra, chủ đầu tư (CĐT) đã tự ý áp đặt mức phí quản lý, giữ xe không đúng so với HĐ, không minh bạch trong việc thu chi và sử dụng các loại phí vận hành tòa nhà như tự ý thay đổi tỷ lệ phần trăm thu nhập từ hoạt động giữ xe, lấy phí quản lý để chi cho bộ phận này... thay vì phải hạch toán riêng.
Được giới thiệu là dự án mang tầm vóc quốc tế, có thể thỏa mãn những yêu cầu khắt khe của khách hàng về một căn hộ chung cư cao cấp với 18 tầng đa năng, tòa nhà International Plaza chính thức đi vào hoạt động năm 2008. Thế nhưng chất lượng các căn hộ “cao cấp” này đang khiến cư dân sống tại đây lo lắng.
Anh Trần Hoàng Thanh, từng làm bảo vệ bốn năm ở chung cư, cho biết chất lượng tòa nhà ngày càng xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được sửa chữa. Hệ thống phòng cháy chữa cháy thường xuyên chập điện, còi hú ầm ĩ. Mỗi lần như thế, cư dân cả tòa nhà náo loạn. Nghe riết rồi quen, giờ họ chẳng thèm chạy nữa. “Nếu có hỏa hoạn thật xảy ra thì sẽ hết sức nguy hiểm vì người dân lại tưởng là báo cháy giả như mọi khi. Lúc đó có lẽ tất cả mọi người ở đây thành “heo quay” mất!”, anh Thanh lo lắng.
Nhiều hạng mục khác của khu nhà cũng xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được sửa chữa, trong đó có hai tầng hầm để xe. Mặt trước và bên hông tòa nhà đóng rất nhiều rêu mốc, bụi bặm; dốc xuống hầm bong tróc, nguy hiểm; vệ sinh còn nhiều điều đáng nói, tường cầu thang bộ từ tầng hầm B2 đến tầng 1 lem nhem... Cư dân đã nhiều lần yêu cầu ban quản lý cho sơn lại nhưng tình trạng vẫn chưa được cải thiện.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, sống tại đây, cho biết thêm, do không được bảo trì nên nhiều lần thang máy rơi tự do khiến ai cũng hoảng, còn hệ thống đèn chiếu sáng bên trong chập chờn. Tầng 3 là khu tiện ích công cộng, trong đó có hồ bơi nhưng không hoạt động. Người dân ở đây rất lo lắng khi an ninh ở chung cư hiện rất bất ổn. Lực lượng bảo vệ chỉ tập trung lo giữ xe, còn lại hầu như phó mặc cho người dân. Tình trạng kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản diễn ra thường xuyên, nhiều người lên tiếng còn bị tạt sơn lên tường và đe dọa tính mạng.
Vô hiệu hóa ban quản trị
Theo quy định trong hợp đồng (HĐ), chủ đầu tư sẽ quản lý tòa nhà hai năm đầu kể từ khi đưa vào sử dụng, sau đó tổ chức họp bầu ban quản trị (BQT) mới và chuyển phí bảo trì tòa nhà cho ban này quản lý. Thế nhưng, mặc dù khu chung cư này đã hoạt động được gần sáu năm, người dân vẫn chưa thể thành lập được BQT do phía Công ty liên doanh văn hóa - thương mại Quốc tế không chịu bàn giao.
Ngoài ra, chủ đầu tư (CĐT) đã tự ý áp đặt mức phí quản lý, giữ xe không đúng so với HĐ, không minh bạch trong việc thu chi và sử dụng các loại phí vận hành tòa nhà như tự ý thay đổi tỷ lệ phần trăm thu nhập từ hoạt động giữ xe, lấy phí quản lý để chi cho bộ phận này... thay vì phải hạch toán riêng.
Gần sáu năm qua đã có rất nhiều cuộc họp diễn ra giữa CĐT và cư dân tòa nhà, nhưng sự thiếu thiện chí của CĐT khiến mâu thuẫn càng thêm gay gắt, kéo dài.
Ngày 21-4-2012, ban đại diện cư dân do các hộ ở đây bầu ra đã có cuộc họp với CĐT yêu cầu giao quyền quản lý cho BQT ngay khi ban này được thành lập hợp lệ. Nhưng sau đó CĐT lẩn tránh, không tổ chức hội nghị để bầu BQT tòa nhà.
Ngày 21-4-2012, ban đại diện cư dân do các hộ ở đây bầu ra đã có cuộc họp với CĐT yêu cầu giao quyền quản lý cho BQT ngay khi ban này được thành lập hợp lệ. Nhưng sau đó CĐT lẩn tránh, không tổ chức hội nghị để bầu BQT tòa nhà.
Sau nhiều lần đề nghị không được CĐT đáp ứng, các hộ ở đây tự đứng ra tổ chức hội nghị cư dân bầu BQT mới. Sau đó CĐT có công văn cử người đại điện của mình là ông Phạm Thanh Hải tham gia BQT tòa nhà nhiệm kỳ 2012-2015. Ngày 20-7-2012, UBND Q1 ký quyết định (QĐ) công nhận BQT tòa nhà.
Mặc dù vậy, CĐT vẫn kiên quyết không giao quyền quản lý tòa nhà trên cho BQT do người dân bầu và được chính quyền công nhận này. Hàng loạt đơn kêu cứu của người dân gửi đến các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ngày 14-10-2013, UBND Q1 lại bất ngờ ra QĐ 1760/QĐ-UBND không công nhận BQT mới của tòa nhà, trái ngược với QĐ 2189/QĐ-UBND đã ký trước đó!
Bà Nguyễn Thu Thủy, một người dân sống ở đây, bức xúc: “Vì QĐ trái ngược như vậy nên CĐT được thể lấn tới. Chúng tôi buộc phải thấp thỏm sống trong tòa nhà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho nhiều người này.
Mặc dù vậy, CĐT vẫn kiên quyết không giao quyền quản lý tòa nhà trên cho BQT do người dân bầu và được chính quyền công nhận này. Hàng loạt đơn kêu cứu của người dân gửi đến các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ngày 14-10-2013, UBND Q1 lại bất ngờ ra QĐ 1760/QĐ-UBND không công nhận BQT mới của tòa nhà, trái ngược với QĐ 2189/QĐ-UBND đã ký trước đó!
Bà Nguyễn Thu Thủy, một người dân sống ở đây, bức xúc: “Vì QĐ trái ngược như vậy nên CĐT được thể lấn tới. Chúng tôi buộc phải thấp thỏm sống trong tòa nhà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho nhiều người này.
Mong cơ quan chức năng vào cuộc bảo vệ quyền lợi hợp pháp giúp chúng tôi, cư dân ngụ tại đây phải được quyền bầu ra đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình đồng thời chất lượng dịch vụ quản lý tòa nhà phải được đảm bảo. Không thể cho phép một công ty liên doanh coi thường luật pháp Việt Nam, xem thường an toàn tính mạng người dân...”.
>> Giới nhà giàu đua nhau rời bỏ Trung Hòa - Nhân Chính
>> Giới nhà giàu đua nhau rời bỏ Trung Hòa - Nhân Chính
Theo Phương Anh