Câu chuyện về thung lũng Silicon của Anh
Thung lũng Silicon có thể là cái rốn của vũ trụ đối với những người khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, nhưng bạn không nhất thiết phải đến đó mới có thể khởi nghiệp thành công.
Nhiều nhà khởi nghiệp tham vọng trong lĩnh vực công nghệ mong mỏi được đến Thung lũng Silicon. Nhưng ông Salman Malik, người Mỹ, lại hành động ngược lại và tìm đường ra hải ngoại.
Sau khi tốt nghiệp trường Princeton hồi những năm 1990, ông đồng sáng lập công ty Firefly Network tại Boston, rồi sau đó tới làm việc tại Thung lũng Silicon cho hãng Siebel Systems trong vài năm. Năm ngoái, ông đã chuyển tới Anh quốc để làm giám đốc điều hành cho Brightpearl, một doanh nghiệp phần mềm điện toán đám mây có trụ sở ở Bristol.
Ông Malik tin rằng Anh quốc đang tái khám phá hành trình và sự sáng tạo đã từng khai mào cuộc cách mạng công nghiệp thế giới đầu tiên từ 2 thế kỉ trước. Ông cho rằng các thành phố ở Anh, như London hay Bristol – nơi cách thủ đô 100 phút đi tàu – có những trường đại học đẳng cấp thế giới, có nhân dân quốc tế, và rất hướng ngoại.
Ông nói: “Bất chấp nhận thức của nhiều người Anh về bản thân mình, có một khối lượng lớn các xu thế khởi nghiệp tại đây kể từ thời đại Victoria. Cũng có một cảm nhận phổ biến thực tế, nhu cầu cần phải hoàn thành mọi việc, và đó là điều trọng yếu trong những ngày đầu kinh doanh.”
Mọi người có một niềm tin cố hữu rằng những ai có tham vọng khởi nghiệp sẽ sống ở Mỹ hoặc là sẽ hướng tới đó. Tuy vậy, một số các nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tại Mỹ như ông Malik lại vượt Đại Tây Dương. Trong khi các nhà bình luận người Anh, và thậm chí là một số người Mỹ, nhận định rằng London là thủ đô khởi nghiệp của châu Âu, thì một số nhà khởi nghiệp người Mỹ cho biết họ tìm thấy những cơ hội tốt nhất tại Anh. Tuy vậy, cũng như ông Malik, ông David Yu, Joe Cohen, Doug Richard và mà Julie Meyer, tất cả đều nói họ có cả sự hài lòng lẫn thất vọng. Họ cũng cung cấp cho người ngoài cuộc một cái nhìn sâu sắc rằng Anh quốc là trung tâm toàn cầu mới nổi cho việc khởi nghiệp.
Hãy bắt đầu với 2 điều hiển nhiên: lợi thế ngôn ngữ chung và sự thiếu hụt cạnh tranh vốn đầu tư mạo hiểm đều có tại Anh.
Nhưng London cũng được nhìn nhận là có lợi thế so với Thung lũng Silicon vì nó dẫn đầu thế giới về nhiều thứ ngoài công nghệ. Đây cũng là thành phố toàn cầu nơi người lao động rất giỏi giải quyết các vấn đề phức tạp, và người tiêu dùng thì nhạy cảm với công nghệ.
Doug Richard, được biết đến tại Anh như một người chơi trong loạt chương trình truyền hình thực tế Dragon’s Den đầu tiên, đã gây dựng và bán hai công ty và là giám đốc điều hành của công ty thứ 3, khi ông chuyển từ California tới Cambridge. Ông thành lập câu lạc bộ đầu tư Cambride Angels năm 2011, bởi ở đây không có mạng lưới nào như vậy, mặc dù đây là một trong những thành phố có nhiều người khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nhất tại châu Âu và được phong cho cái tên “Silicon Fen”.
Ông Richard khá thất vọng khi thấy những người sáng lập và những người hỗ trợ Cambridge tỏ ra miễn cưỡng khi phải làm việc với các đồng nghiệp tại London, nơi chỉ cách họ có 45 phút đi tàu. Ông càu nhàu: “Ở California, tôi thường phải lái xe xa hơn để đi mua sữa”
Bất chấp những ác cảm đó, ông vẫn bị thuyết phục rằng Anh quốc, mà đặc biệt là London, có thể chính đáng thừa nhận mình là tâm chấn khởi nghiệp toàn cầu. Ông nói: “Điều thực sự thú vị với tôi, là rất nhiều công ty đang thành công ở đây có có một nhân tố đặc biệt không hẳn liên quan đến công nghệ. Ví dụ, chúng ta có công ty Last.fm and Spotify. Mà kể ra thì, đó thực sự là công ty về âm nhạc, chứ không phải công nghệ.”
Ông Richards đưa ra một lời giải thích không chính thống về sự thành công khi khởi nghiệp ở đây như thế này: “Bạn đang hướng tới nó vì mọi nơi khác đều đang trở nên khó khăn hơn trong xã hội tù túng này. Người dân ở Anh sử dụng dịch vụ băng thông vớ vẩn để mua sắm trực tuyến nhiều hơn các mọi quốc gia khác chỉ vì rất khó để có được một cửa hàng ở đây.”
Ông Joe Cohen lần đầu tới London 11 năm trước để thành lập doanh nghiệp trực tuyến của TicketMaster tại châu Âu và đã ở lại.
Ông đã thành lập Seatwave, một điểm mua bán trực tuyến cho mọi người, nơi họ có thể bán lại vé tới các sự kiện âm nhạc hay thể thao, một phần vì ông đã thấy được tầm cỡ thị trường không hề có tại Mỹ. Tham gia vào những sự kiện đó đã trở thành một thứ tôn giáo đối với người Anh, ông nhận định. “Có rất ít nơi trên thế giới, ngoài khu vực châu Mỹ La tinh, mà đam mê bóng đá và thể thao lại khủng khiếp đến vậy.”
Ông còn nói, cứ 3 thẻ tín dụng ở châu Âu thì có 2 thẻ thuộc về người Anh, có nghĩa là người Anh mua sắm trực tuyến rất nhiều. Mặc dù việc bán lại vé xem bóng đá tại Anh là trái phép, Seatwares vẩn giải quyết được các thương vụ này nhờ vào một số thỏa thuận đặc biệt với các câu lạc bộ cụ thể.
Cũng như ông Richard, ông Cohen cũng thất vọng về Anh quốc và không tin rằng các nhà khởi nghiệp công nghệ mơ ước chuyển tới London. Nhưng ông rõ ràng đã chuyển hướng, và trong trường hợp của ông, là tới cụm công nghệ quanh đường Old Street tồi tàn – nơi được gọi là “Vòng xuyến Silicon”.
Ông nhớ đã từng nghĩ mình phải “đến một vùng đất khác…. Có cả một tá những hoạt động mà tôi từng rất thích khi còn ở Los Angeles.” Ông nói thêm rằng London giống với Thung lũng Silicon ở điểm có người lao động nhập cư nhiệt huyết - và sử dụng nó như con át chủ bài để thu hút các sinh viên mới ra trường, những người có thể tiến rất nhanh sau khi rời đại học.
Cũng như ông Cohen, ông David Yu được công ty Alta Vista – một công ty công cụ tìm kiếm ở California – cử tới London năm 2000. Năm 2011, ông là giám đốc công nghệ của công ty mới khởi nghiệp Betfair. Giờ ông là giám đốc điều hành, và vừa mới đưa công ty lên niêm yết trên sàn giao dịch London tháng 10 năm ngoái.
Mặc dù ông Yu rất ngưỡng mộ cách mà nhân viên người Anh ít khẳng định bản thân bằng công việc hơn người Mỹ, ông lại thất vọng bởi thái độ của người Anh đối với thành công, nơi mà sự giàu có đôi khi bị cho là đáng ngờ.
Ông nói: “Thô thiển mà nói, nếu bạn thấy một ai đó có ngôi nhà đẹp, bạn sẽ không tức khắc nghĩ rằng họ là một luật sư hay chủ ngân hàng tài phiệt, điều mà người Anh vẫn nghĩ”
Tuy vậy, tại Thung lũng Silicon, nhân viên khó làm việc cố định hơn. “Việc đó cũng tốt…. nhưng sẽ khó khăn cho chủ doanh nghiệp bởi nhân viên của họ sẵn sàng chuyển công tác nếu có một doanh nghiệp mới ngoài kia”
Bà Julie Meyer lớn lên ở California trong một gia đình toàn nhà khởi nghiệp. Bà đã chuyển tớn London sau khi học tại trường kinh doanh Insead ở Pháp, một phần vì tiếng Pháp của bà “cũng ổn nhưng chưa đủ”, và phần lớn là vì bà cảm thấy mình có thể đạt được nhiều hơn trong vai trò lớn hơn so với việc quay về Mỹ – nhà đầu tư công nghệ tại Anh. Bà nói: “London không phải một thành phố quốc tế, nhưng là một thành phố toàn cầu”
Trong khi Mỹ vẫn đang bí mật tiến tới lĩnh vực lớn – marketing, bà nói London có lợi thế so với Palo Alto ở chỗ, nơi này không bị ám ảnh bởi sự khởi nghiệp của các công ty phần mềm. “Khi tôi nói với các kĩ sư ở Thung lũng Silicon, họ dường như nghĩ rằng mọi thứ chỉ xảy ra một cách rất kĩ thuật số, trong khi trên thực tế, cuộc sống diễn ra giữa cả trực tuyến và ngoại tuyến, thiết bị phần mềm và vật chất thực tế…. London biểu trưng cho cách mà thế giới vận hành – đa phương diện.”
Bất kể Thung lũng Silicon đang hoạt động tốt thế nào với vai trò cái rốn của vũ trụ trong việc khởi nghiệp, đó không phải là địa chỉ duy nhất cho các nhà khởi nghiệp công nghệ, ngay cả người Mỹ. Tuy vậy, các địa điểm khác, như London, lại thành công khi họ cung cấp những sản phẩm khác.
Thu Thủy
Theo Financial Times