CEO BlackBerry: Chiến lược phục hồi công ty của tôi còn chắc hơn cả quy luật 80/20
“Bản thân tôi cũng không chắc liệu có thể khôi phục lại danh tiếng của công ty như ban đầu hay không, nhưng tôi tin những gì đang thực hiện là con đường đúng đắn nhất dành cho BlackBerry”.
- 15-07-2014Thương hiệu BlackBerry có nguy cơ biến mất trong năm 2015
- 18-04-2014Sự sụp đổ của BlackBerry - cơ hội cho 1000 công ty công nghệ mới
- 10-04-2014BlackBerry cân nhắc từ bỏ 'chiến trường' smartphone
- 16-07-2014Vì sao Apple bắt tay với IBM?
John Chen đang gánh trên vai trách nhiệm phục hồi BlackBerry với vô số khó khăn chồng chất. Trong bài phỏng vấn mới nhất với tờ Bloomberg, ông Chen thẳng thắn chia sẻ: “Bản thân tôi cũng không chắc liệu có thể khôi phục lại danh tiếng của công ty như ban đầu hay không, nhưng tôi tin những gì đang thực hiện là con đường đúng đắn nhất dành cho BlackBerry”.
Không những thế, ông Chen còn tỏ ra hết sức lạc quan: “Tôi hoàn toàn thoải mái với vị thế của công ty ở thời điểm hiện tại, cách chúng tôi kiểm soát công nghệ, tình hình kinh doanh, lợi nhuận, kênh phân phối và những sản phẩm mới sẽ ra mắt trong thời gian tới. Còn việc liệu BlackBerry có thể lấy lại phong độ giống như thời hoàng kim của những năm trước hay không, tôi cũng không biết nữa”.
Trước đó, BlackBerry được biết đến là thương hiệu điện thoại thông minh có khả năng “gây nghiện” nhất. Người tiêu dùng yêu thích và sử dụng nó bởi những công nghệ sáng tạo và tính bảo mật cao. Tuy nhiên, kể từ khi Apple ra mắt iPhone, hãng này đã mất đi một lượng lớn khách hàng, cùng với đó là doanh số và tình hình kinh doanh trở nên bất ổn.
Thậm chí, vào tháng 5 vừa qua, hãng nghiên cứu IDC còn dự báo doanh số bán hàng trên toàn cầu của BlackBerry sẽ giảm 50% xuống mức 9,7 chiếc vào năm nay.
Điều đáng nói là, trước tình hình kinh doanh không mấy khả quan, CEO mới của hãng là ông John Chen không hề tỏ ra lo lắng và thất vọng. Ông nói: “BlackBerry đang thay đổi, những mảng kinh doanh điện thoại cầm tay, phần mềm… đang được độc lập hóa để tránh trình trạng kinh doanh ốm yếu diễn ra trên toàn bộ công ty. Và tôi chắc chắn rằng, cơ hội thành công của chiến lược này còn chắc ăn hơn cả quy tắc 80/20”.
Trên thực tế, kể từ khi nhậm chức vào tháng 11/2013, ông Chen đã khiến các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm và có hy vọng hơn với BlackBerry bằng hàng loạt chiến lược như cắt giảm chi phí, bán các tài sản dư thừa tại Canada và tập trung phát triển mảng dịch vụ kinh doanh để mang về nguồn thu cho công ty. Ngoài ra, ông cũng tập trung phát triển ứng dụng tin nhắn miễn phí BBM để bù lỗ cho mảng kinh doanh điện thoại.
Khó khăn chồng chất khó khăn
Tuy đang gồng mình chiến đấu để hồi phục lại công ty, nhưng BlackBerry lại phải đối mặt với một mối lo khác mang tên Apple và IBM.
Theo đó, vào ngày 5/7 vừa qua, Apple và IBM đã cùng nhau bắt tay trong một thỏa thuận hợp tác có tính lịch sử. Như vậy, nếu theo chiến lược của CEO Chen là bớt chú trọng vào mảng kinh doanh điện thoại và tập trung vào mảng phần mềm với mong muốn mang lai lợi nhuận cao hơn thì thỏa thuận hợp tác kể trên có thể nhấn chìm suy nghĩ này.
Bằng chứng là trong những tháng đầu năm 2014, cổ phiếu của BlackBerry tăng tới 50% khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra lạc quan hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi thỏa thuận giữa Apple và IBM được công bố con số này đã giảm 12% .
Dẫu vậy, CEO Chen vẫn tỏ ra lạc quan và hy vọng sẽ giúp BlackBerry cân bằng được dòng tiền vào cuối năm tài chính 2014 và sau đó thu được lợi nhuận vào tháng 3/2016.
Phương Linh