Kỳ phùng địch thủ đến từ Phillipines của trà xanh Không độ là ai?
Năm 2006, Tân Hiệp Phát bất ngờ tung ra sản phẩm trà chanh đóng chai với thương hiệu trà xanh Không độ và nhanh chống thống lĩnh thị trường. Tập trung vào yếu tố thức uống có lợi cho sức khỏe, kết hợp với khai thác mạnh quảng cáo và kênh phân phối rộng khắp, Không độ đã ngay lập tức lấy được thiện cảm của người tiêu dùng.
Ra đời sau lại có định vị thương hiệu gần tương tự Không độ, các loại sản phẩm trà xanh đóng chai khác như C2 của URC, Lipton Pure Green Tea của Pepsi tỏ ra lép vế hơn hẳn. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khoảng cách giữa Không độ và các thương hiệu trà khác đang dần thu hẹp lại.
Thị trường sôi động
Ra đời sau lại có định vị thương hiệu gần tương tự Không độ, các loại sản phẩm trà xanh đóng chai khác như C2 của URC, Lipton Pure Green Tea của Pepsi tỏ ra lép vế hơn hẳn. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khoảng cách giữa Không độ và các thương hiệu trà khác đang dần thu hẹp lại.
Thị trường sôi động
Sau thành công của Không độ, hàng chục nhãn hàng trà của các thương hiệu trong và ngoài nước đã lao vào mảnh đất màu mỡ này như: Real Leaf (Coca-Cola), Vfresh (Vinamilk), Lipton Pure Green (Pepsi), C2 (URC), Anatu (Bidrico)...
Bên cạnh đó nhiều thương hiệu cũng đa dạng hóa sản phẩm trà uống liền đóng chai của mình, không chỉ là trà xanh đơn thuần mà còn gồm nhiều vị như: trà Atisô, trà xanh hương chanh, hương mật ong, không đường..., tạo ra sự khác biệt của mình so với các ông lớn khác.
Rất nhiều cái tên xuất hiện nhưng cũng "rơi rụng" không ít. Trà Kira của Công ty Kirin (Nhật Bản) là một ví dụ. Thương hiệu này đã mất hút trên thị trường chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện. Thương hiệu trà Top của Wonderfarm, vốn khá thành công với hai sản phẩm trà Bí đao và nước Yến nhĩ, chỉ còn duy trì một thị phần rất nhỏ.
Theo Hiệp hội Rượu bia và Nước giải khát Việt Nam, thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thị trường trong 5 năm qua đạt mức cao trên 20%/năm và vẫn còn tiếp tục mở rộng.
Cuộc đua song mã
Dù hàng chục tên tuổi đến rồi đi nhưng thị trường hiện tại vẫn là cuộc đua song mã giữa hai thương hiệu: Không độ của Tân Hiệp Phát (THP) và C2 của URC. Hai thương hiệu này hiện vẫn đang duy trì một khoảng cách khá xa so với các thương hiệu còn lại.
Thị phần trà xanh đóng chai tại Việt Nam (theo AcNielsen/URC)
Kể từ khi ra đời, Không độ của THP luôn đứng vững ngôi vị số một. Nhờ Không độ mà có thời điểm, Tân Hiệp Phát tăng trưởng với tốc độ khủng khiếp: 190% từ tháng 11/2006 đến 11/2007. Đến năm 2009, theo báo cáo của EIM, trà xanh Không độ vững vàng ở ngôi đâu với 44,2% thị phần.
Trong khi đó, C2 của Universal Robina Corp (URC) cũng là thương hiệu trà xanh đóng chai số 1 tại Philippines. Là tập đoàn chuyên về thực phẩm hàng đầu Philippines, tiềm lực của URC cũng không phải vừa.
URC là tập đoàn chủ lực trong hệ thống siêu tập đoàn JG Summit Holdings của tỉ phú John Gokongwei, người giàu thứ tư Philippines. Năm 2012, giá trị thị trường của URC ước đạt 7 tỉ USD, doanh thu đạt 1,7 tỉ USD, lợi nhuận sau thuế đạt 187 triệu USD.
Đầu tư vào Việt Nam với số vốn 14,5 triệu USD, C2 đã thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo rầm rộ, Năm 2010, URC đã tiến hành nâng sản lượng tại Việt Nam lên 70% bằng việc mở rộng nhà máy tại TP.HCM và hoàn thành một nhà máy mới tại Hà Nội.
Tuy nhiên, thời gian đầu C2 vẫn hoàn toàn lép so với đối thủ Không độ vì Không độ còn ... chi mạnh tay hơn. Bằng chứng là THP luôn nằm trong top các doanh nghiệp đồ uống chi nhiều tiền cho quảng cáo nhất.
Trước thực trạng đối thủ xuất hiện trước và đã chiếm thị phần quá lớn, trà xanh C2 phải tìm lối đi riêng cho mình. Đó là tập trung phát triển mạng lưới phân phối, đặc biệt tại các thành phố lớn và chọn loại chai PET có dung tích nhỏ (360ml so với chai 500ml của Không độ) nhưng vừa tay hơn.
Chiến lược này đã tỏ ra khá hiệu quả khi trong những năm gần đây, C2 đang có những bước thu hẹp khoảng cách với Không độ.
Năm 2011, URC đạt tốc độ tăng trưởng 57% tại Việt Nam. Trong đó doanh thu mảng đồ uống với chủ lực là C2 tăng trưởng tốt nhất kể từ lúc tham gia thị trường.
Đến cuối năm 2012, theo khảo sát của AC Nielsen, C2 đã vươn lên chiếm tới 34% thị phần trà xanh đóng chai. Như vậy chỉ trong vòng 3 năm, C2 đã có bước nhảy vọt về thị phần. Báo cáo cũng cho biết, C2 đã qua mặt Không độ tại 6 thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
URC có tốc độ tăng trưởng rất mạnh tại Việt Nam. Trong đó hai sản phẩm trà xanh đóng chai chiếm vai trò chủ đạo.
Đến cuối năm 2012, theo khảo sát của AC Nielsen, C2 đã vươn lên chiếm tới 34% thị phần trà xanh đóng chai. Như vậy chỉ trong vòng 3 năm, C2 đã có bước nhảy vọt về thị phần. Báo cáo cũng cho biết, C2 đã qua mặt Không độ tại 6 thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Chưa ngã ngũ
Nhận thấy "hơi thở" của đối thủ đã ở rất gần, THP đã có nhiều động thái quyết liệt để củng cố vị trí dẫn đầu của mình.
Tháng 9 năm 2012, THP đã khởi công xây dựng nhà máy nước giải khát ở Hà Nam với tổng vốn đầu tư 1.480 tỷ đồng với năng suất 600 triệu lít/năm. Bên cạnh việc nâng sản lượng, THP cũng là công ty đồ uống chi nhiều cho quảng cáo nhất trong 2 năm 2011 và 2012.
Trong khi đó, URC cũng tiếp tục tập trung vào phát triển mảng đồ uống - vốn chiếm tới 84% doanh thu tại thị trường Việt Nam. Tập đoàn này dự kiến sẽ tiếp tục nâng thị phần của C2 lên 40% trong năm nay, đồng thời gia tăng thị phần của loại thức uống mới xuất hiện năm 2011: nước tăng lực Rồng đỏ.
Đối với URC, Việt Nam cùng với Thái Lan là hai thị trường ngoài nước lớn nhất, tăng trưởng của tập đoàn này tại Việt Nam thì năm nào cũng ở mức hai chữ số, vậy sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu URC sẵn sàng chi đậm cho thị trường Việt Nam.
Hiện tại, trung bình mỗi người Việt Nam uống khoảng 3 lít nước giải khát đóng chai không cồn/năm, trong khi mức bình quân của người Philippines là 50 lít/năm. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường vẫn còn rất lớn.
Tuy nhiên chỉ với hai thương hiệu là Không độ và C2 nhưng đã nắm giữ tới 92% thị phần, câu chuyện trà xanh trong thời gian tới có lẽ sẽ chỉ là chuyện riêng giữa THP và URC.
Trang Lam