MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lợi nhuận năm 2012 của FPT đến chủ yếu từ những mảng nào?

22-02-2013 - 10:24 AM |

(CafeBiz) Mảng thương mại và tích hợp hệ thống bị suy giảm mạnh nhất trong năm 2012.

Tập đoàn FPT đã trải qua một năm “kém vui” với sự biến động về nhân sự cũng như kết quả kinh doanh không được như mong đợi. Kinh kế khó khăn dẫn đến việc cắt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin. Điều này dẫn đến kết quả kinh doanh của 2 mảng Thương mại và Tích hợp hệ thống bị ảnh hưởng nặng nhất.
 

Doanh thu của mảng Thương mại (FPT Trading) giảm 2.000 tỷ, tương ứng giảm 12,1% so với năm ngoái. Đây là bộ phận kinh doanh điện thoại di động và các sản phẩm CNTT như laptop, máy tính… FPT là 1 trong 2 nhà phân phối điện thoại Nokia tại Việt Nam.

Mảng tích hợp hệ thống (FPT IS) giảm gần 400 tỷ, tương ứng giảm hơn 11%.

Các mảng khác đều tăng trưởng cao: lớn nhất là Nội dung số (FPT Online) tăng hơn 60% lên 1.812 tỷ đồng, chiếm 7% doanh thu. Mảng này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh game online, quảng cáo trực tuyến…

Dịch vụ tin học tăng 30%, giáo dục tăng 28%, phần mềm tăng 24%...

Trong năm 2012, FPT đã tiến hành thành lập Công ty bán lẻ kỹ thuật số FPT Retail. Đến cuối năm 2012, FPT Retail đã mở hơn 50 cửa hàng trên toàn quốc.


Bức tranh doanh thu có phần “sáng” hơn lợi nhuận khi mà chỉ có 3 mảng tăng trưởng là Viễn thông, Dịch vụ tin học và Giáo dục.

Mảng viễn thông của FPT Telecom từ lâu luôn là bộ phận tăng trưởng ổn định nhất và đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn.

Chỉ chiếm 11% doanh thu nhưng bộ phận này đóng góp tới 29% lợi nhuận.

Tính chung cả viễn thông & nội dung số (FPT Online là công ty con trực tiếp của FPT Telecom) thì 2 mảng này chiếm 18% doanh thu và 37% lợi nhuận.

Mặc dù doanh thu tăng trưởng rất cao trong năm vừa qua nhưng lợi nhuận của FPT Online vẫn rơi từ 250 tỷ xuống còn 203 tỷ đồng.
 
 
Vấn đề cũ nhưng vẫn nóng
 
Năm 2011, FPT đã thực hiện hoán đổi cổ phiếu để sở hữu 100% cổ phần của 3 công ty con chủ chốt là FPT Software, FPT IS và FPT Trading.

Hơn một năm qua, vấn đề sáp nhập nốt 2 công ty con FPT Telecom và FPT Online vẫn chưa được nhắc đến. FPT Telecom không nằm trong diện diện doanh nghiệp viễn thông mà nhà nước nắm cổ phần chi phối nên điều kiện cần để sáp nhập đã có. Giờ chỉ thiếu điều kiện đủ là một cái gật đầu của SCIC - cổ đông nhà nước đang sở hữu hơn 50% cổ phần.

Hiện FPT chỉ sở hữu 42,5% lợi ích của FPT Telecom và 48,8% lợi ích của FPT Online. Như vậy, dù đóng góp 37% lợi nhuận trước thuế nhưng tỷ lệ đóng góp vào lợi nhuận ròng tương ứng với tỷ lệ sở hữu sẽ thấp hơn rất nhiều.
 
KAL

duchai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên