Nhìn lại thập kỷ kinh doanh huy hoàng của Google sau IPO
10 năm sau IPO, Google vẫn đang trong đà phát triển kinh doanh hùng mạnh và ôm tham vọng biến các sản phẩm của hãng thành trung tâm trong cuộc sống con người.
- 20-08-2014Vì sao tôi từ chối làm việc cho Google?
- 18-08-2014Khám phá bảng lương 'trên trời' của nhân viên Google
- 14-08-201410 sự thật thú vị về Google mà bạn chưa từng biết tới
- Con đường IPO "không bằng phẳng", bất chấp những quy định nghiêm ngặt của phố Wall của hai đồng sáng lập Larry Page Và Sergey Bin.
- Đà phát triển kinh doanh hùng mạnh: Quản lý 52.000 nhân viên và thâu tóm được 250 công ty nhỏ chỉ trong 10.
- Google đang ôm tham vọng biến các sản phẩm thành trung tâm trong cuộc sống của con người trên khắp hành tinh.
Con đường đầy sỏi đá đến với phố Wall
Khi ký vào quyết định IPO vào ngày18/8/2004, hai nhà đồng sáng lập là Larry và Bin đã gặp không ít khó khăn. Vấn đề lúc đó là họ phải rũ bỏ vỏ bọc của một doanh nghiệp tư nhân để trở thành công ty sở hữu chung và đối mặt với những quy định khắt khe của phố Wall.
Dường như Larry và Bin không quan tâm đến những quy định đó. Họ quyết định mạo hiểm thực hiện khác với quy trình IPO truyền thống của các công ty Mỹ. Theo đó, hãng này đã tạo nên một quy trình đấu giá mang tên “Đấu giá Hà Lan”, tạo sân chơi cho các nhà đầu tư có cơ hội xác định và thiết lập giá cổ phiếu sau IPO trước khi chính thức mua trên sàn Nasdaq.
Thậm chí, Page và nhà đồng sáng lập Sergey Brin đã thực hiện bài thuyết trình để thu hút các nhà đầu tư với vẻ ngoài rất giản dị và hai người đã thi nhau kể chuyện “tiếu lâm” và từ chối trả lời các câu hỏi. Chẳng có bài thuyết trình thực sự nào cả.
Theo quy định, trước khi IPO, các công ty thường phải trải qua một giai đoạn “im lặng”, trong đó công ty không được làm việc với truyền thông. Tuy nhiên, Page và Brin đã có một bài phỏng vấn với tạp chí trước giai đoạn im lặng, nhưng Playboy đã xuất bản bài báo vào đúng giai đoạn IPO này. Google đã phải giải trình với Ủy ban chứng khoán Mỹ về sự việc.
Cuối cùng, giá cổ phiếu của Google được xác định là 85 USD/cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với dự định ban đầu là từ 108 – 135 USD/1 cổ phiếu.
Ôm mộng lớn
Tầm nhìn chiến lược của CEO Larry Page trong thời gian tới là biến các sản phẩm và dịch vụ của Google trở thành trung tâm trong cuộc sống con người.
Trong đó mới nhất và đáng chú ý nhất là sản phẩm xe ô tô không người lái. Theo Google, xe ô tô không người lái sẽ đưa con người đi trên những cung đường an toàn hơn, ngoài ra nó có thể đảm bảo việc giao hàng đúng giờ cho những đơn đặt hàng trực tuyến của nhiều cửa hàng hay là người bạn thân thiết với những người khuyết tật.
Con người cũng sẽ không phải bận tâm tới việc rời khỏi nhà mà vẫn làm được mọi việc dễ dàng và tiện lợi hơn thông qua việc sử dụng các ứng dụng tiện lợi gắn mác Google. Thậm chí, những chú robot được sản xuất bởi Google sẽ giúp xử lý những công việc vặt hàng ngày, tạo thêm thời gian rảnh rỗi để con người tận hưởng cuộc sống.
Bên cạnh đó, hãng này cũng đang nhắm đến việc sản xuất những thiết bị và dòng sản phẩm chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho con người.
Bên cạnh điện thoại thông minh, kính mắt và đồng hồ sẽ là những người bạn thồng hành hữu ích cho bất cứ khách hàng nào của hãng.
Google đang muốn thâm nhập vào mọi ngõ nghách trong cuộc sống của con người.
Tham vọng hoàn toàn có cơ sở
Tham vọng đó của Google được đảm bảo bởi niềm tin của CEO Larry Page rằng: “Cuộc sống của con người luôn thay đổi liên tục qua thời gian. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực công nghệ. Nó có xu hướng cách mạng chứ không chỉ đơn thuần là sự tiến hóa”.
Thời điểm đầu khi khởi nghiệp vào năm 1998, Larry Page cùng đồng sáng lập của mình là Sergey Brin đã gặp phải rất nhiều khó khăn và rủi ro. Tuy nhiên, Google có thể đã không đạt được thành công như hôm nay nếu như không có cột mốc IPO quan trọng vào ngày 19/8/2004.
Bên cạnh việc huy động được 1,2 tỷ tiền mặt, phi vụ IPO đã giúp đẩy mạnh danh tiếng của Google, giúp hãng này thu hút được thêm rất nhiều nhân tài đồng thời có đủ tiềm lực để mua lại công ty có triển vọng như Youtube.
Hiện Google đang quản lý 52.000 nhân viên, gấp 20 lần so với ngày đầu khởi nghiệp, đồng thời thâu tóm được khoảng 250 công ty chỉ trong vòng 10 năm.
Việc trở thành công ty đại chúng cũng tạo đà để phát triển hơn nữa tham vọng mở rộng đế chế Google vươn xa hơn nữa. Hiện công cụ tìm kiếm – mảng kinh doanh khởi nghiệp của Google đang xử lý hơn 100 tỷ lượt truy vấn mỗi tháng và mang lại doanh thu lên tới 67 tỷ USD/năm. Hãng hiện còn đứng đầu trong các mảng thư điện tử, trình duyệt web, video internet…
Thậm chí, Google còn có đủ sức mạnh để dẹp tan những tin đồn và cáo buộc về việc “lấy thịt đè người”, bóp nghẹt cạnh tranh tại thị trường Mỹ và châu Âu. Về phía Ủy ban thương mại Mỹ đã xóa bỏ cáo buộc này, trong khi đó Ủy ban thương mại châu Âu vẫn đang trong quá trình “xem xét”.
>> Những con số 'khủng' trong thập kỷ lớn của Google
T.V