Nhóm công ty Jonathan Hạnh Nguyễn sẽ thành cổ đông chiến lược Sasco
Ba công ty liên quan đến ông Hạnh Nguyễn dự kiến mua hơn 31 triệu cổ phần, tương đương 23,6% vốn điều lệ của Sasco.
- 12-08-2014SASCO – “con cưng” của Tổng Công ty Cảng Hàng không sẽ IPO vào ngày 18/9
- 09-08-2014Cựu du học sinh Nhật "sửa lưng" Jonathan Hạnh Nguyễn khi nói về Tràng Tiền Plaza
- 27-12-2013Johnathan Hạnh Nguyễn: 'Tràng Tiền không chết đâu'
- 14-10-2013Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Doanh nhân Việt kiều đã vơi đi tâm lý sợ bị làm khó, nhưng...
Như Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã thông báo, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất – Sasco sẽ tiến hành IPO vào ngày 18/9. Theo đó, Sasco sẽ bán đấu giá 31.097.900 cổ phần với giá khởi điểm 10.000 đồng/cp.
Sasco là một trong những doanh nghiệp lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tại sân bay với các hoạt động chính bao gồm kinh doanh cửa hàng miễn thuế, nhà hàng ẩm thực, phòng khách thương gia, dịch vụ vận chuyển…
Năm 2013, Sasco đạt doanh thu 2.008 tỷ đồng và lãi sau thuế 92 tỷ đồng.
Đồng thời với việc bán đấu giá công khai, Sasco dự kiến sẽ chào bán 31.034.000 cổ phần, tương đương 23,6% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược. Điều thú vị là cả 3 nhà đầu tư chiến lược đều liên quan đến tập đoàn Imex Pan Pacific của ông Jonathan Hạnh Nguyễn, gồm:
- Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP): mua 21.040.000 cổ phần, tương ứng 16% vốn điều lệ.
- Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC): mua 6.575.000 cổ phần, tương ứng 5% vốn điều lệ.
- Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Châu Âu (ACFC): mua 3.419.000 cổ phần, tương ứng 2,6% vốn điều lệ.
Để trở thành cổ đông chiến lược của Sasco, 3 công ty trên phải chi ra ít nhất là 310,3 tỷ đồng.
Theo Sasco, những đối tác này có thể hỗ trợ công ty trong việc phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh hàng cao cấp, xây dựng hệ thống phân phối các thương hiệu nổi tiếng.
Hệ thống Imex Pan Pacific hiện là nhà phân phối của nhiều thương hiệu cao cấp như rượu Moet-Hennessy, Camus; nước hoa Chanel; các nhãn hàng thời trang Burberry, Nike, CK, Salvatore Ferragamo, Versace… cũng như là đối tác nhận nhượng quyền của nhiều chuỗi nhà hàng như Thai Village, Illy Café, Burger King, Domino Piazza…
Trong khi đó, kinh doanh cửa hàng miễn thuế (Duty Free) tại sân bay vốn là một trong những nguồn thu quan trọng của Sasco đồng thời là lĩnh vực mà Imex Pan Pacific có nhiều kinh nghiệm. Do đó, việc nhóm công ty của ông Hạnh Nguyễn đầu tư vào Sasco có thể giúp cả 2 bên cùng phát triển.
Trả lời trên báo Người Lao động, ông Tô Ngọc Hải, giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng cho biết từ khi liên doanh với các công ty của ông Hạnh Nguyễn để mở các cửa hàng miễn thuế, đồ ăn nhanh và thời trang thì nguồn thu phi hàng không của sân bay này đã tăng lên đáng kể, chiếm tới hơn 40% tổng doanh thu.
>> Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: 'Nếu đi tắt, tôi giàu lâu rồi'
Kiến Khang