MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những 'căn bệnh' nhức nhối của Tập đoàn GM

29-03-2014 - 11:17 AM |

Suy thoái ở Trung Quốc, thất bại ở châu Âu, bất lợi từ đồng Yên Nhật và nhiều trở ngại tại Mỹ.

Hãng General Motors (GM) đang chịu áp lực lớn liên quan đến vụ việc thu hồi 1,6 triệu xe do trục trặc bộ phận đánh lửa trong máy, làm ít nhất 12 người chết. Dù sự việc đã được xử lý để ít gây ồn ào nhất, nhưng danh tiếng của GM không tránh khỏi bị ảnh hưởng xấu. 

Không những vậy nó còn gây tổn thất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng phải đối mặt với những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát có nguy cơ đe dọa tình hình tài chính của họ.

Suy thoái ở Trung Quốc

Nhu cầu sử dụng xe hơi rất lớn ở Trung Quốc là chìa khóa nắm bắt thành công trong suốt cả thập kỷ qua của GM. Thị phần của hãng ô tô này đang dần bị thu hẹp lại do sự cạnh tranh gắt gao với các hãng xe khác. 

Năm trước Volkswagen đã giữ vị trí đứng đầu. Hãng đối thủ Ford Motor của Mỹ (trong danh sách Fortune 500) đã chậm một bước trong cuộc đua ở thị trường Trung Quốc, hiện giờ họ cũng bị muộn trong việc chiếm thị phần của GM.

Doanh số của công ty ở Trung Quốc nhiều gấp đôi trong giai đoạn 2009-2013. Cho dù có sự sụt giảm nhẹ vào năm này những họ vẫn mong đợi sẽ có sự tăng trưởng trở lại vào năm 2015, theo Morgan Stanley.

Sự thiệt hại tiếp diễn ở châu Âu

Hãng GM đã bị thiệt hại hơn 15 tỉ USD ở châu Âu kể từ năm 2000, trong đó năm ngoái ước tính thiệt hại khoảng 844 triệu USD. Sự thiệt hại này đã dần được thụ hẹp trong năm 2013, nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy GM sẽ giành lại lợi nhuận trong thời gian gần nhất.

Công ty đã thông báo kế hoạch sẽ đóng cửa thương hiệu Chevrolet tại châu Âu, chỉ tiếp tục duy trì hai thương hiệu là Opel và Vauxhaull. Nhưng những luật lệ về lao động đã gây trở ngại cho họ khi muốn đóng cửa nhà máy dư thừa và cắt giảm nhân viên.

Theo Jesse Topark, nhà phân tích của trang “Cars.com”, GM sẽ phải đối mặt với sự thiệt hại này trong ít nhất 3 năm nữa”.

Sự ảnh hưởng của đồng Yên Nhật

Chính sách đồng Yên yếu của Nhật Bản đã đem đến lợi ích rất lớn cho các hãng đối thủ của Nhật như Toyota Motor, Honda và Nissan, bởi số tiền họ kiếm được tại Mỹ có thể quy đổi ra nhiều đồng Yên hơn.

Điều đó có nghĩa rằng các hãng ô tô Nhật Bản có khả năng thu được lợi ích bằng tiền mặt rất lớn tại Mỹ, trung bình khoảng 1.000 USD mỗi chiếc xe.

Việc duy trì tỷ giá hối đoái cũng giúp cho các hãng xe hơi của Nhật có khả năng phát triển sản xuất, họ cũng có thể có thêm nhiều ý tưởng mới, các mẫu thiết kế đẹp hơn.

Những trở ngại ở Mỹ

Sự trở lại của GM đã được hỗ trợ từ 35% doanh thu tại thị trường Mỹ trong những ngày tháng đen tối của cuộc khủng hoảng năm 2009.

GM nằm trong danh sách các hãng cạnh tranh mạnh nhất của thập kỉ qua. Đối mặt với tình trạng sắp phá sản, một gói cứu trợ liên bang và những hợp đồng lao động mới đã giúp xóa được khoản nợ của hãng, những nhà máy dư thừa và những thương hiệu yếu. Hãng ô tô vẫn đang tiếp tục kiếm lợi nhuận và thuê thêm lao động thậm chí tổng doanh số vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với thời kì trước suy thoái.

Công việc sản xuất của hãng đã trở nên hiệu quả hơn trước, nhưng công ty vẫn giữ thế bất lợi canh tranh so với các hãng đối thủ như Volkswagen, Toyota hay cả Ford.

Một thách thức khác: Những quy tắc khó khăn trong việc sử dụng nhiên liệu ở Mỹ trong thời gian tới: yêu cầu mức nhiên liệu tiêu thụ trung bình là 54,5 dặm /gallon trên mỗi chiếc xe được bán ra trong năm 2014 sẽ là một trở ngại lớn đối với việc xây dựng các thế hệ xe tiếp theo.

GM đã có một kinh nghiệm rất quý báu trong việc vực dậy công ty thoát khỏi khủng hoảng. Nhưng công ty sẽ không thể lường trước được các vấn đề nghiêm trọng xảy ra mà không biết nên ứng phó thế nào, buộc hãng phải thu hồi xe của mình.

>> Giải mã sự tụt dốc của GM: Bài học cho doanh nghiệp Việt Nam


Phong Linh

kyanh

CNNMoney

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên