Những 'cơn say sóng' khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển mạnh. Nhưng chính vào thời điểm mà mọi điều kiện để khởi nghiệp dường như ngày một trở nên thuận lợi lại là lúc những người trẻ cần tỉnh táo nhất để tránh một “cơn say”.
- 14-05-20144 điều khởi nghiệp viên cần biết khi thuê những nhân sự đầu tiên
- 05-04-2014Điểm danh các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam
- 26-03-2014Con đường từ khởi nghiệp vỉa hè đến lập công ty thu 60 tỷ đồng mỗi năm
Làn sóng đang lên
Ở một góc ngã tư của Sài Gòn, bạn có thể bắt gặp một quán cà phê mang tên “Startup”. Đó là tên của chuỗi quán cà phê được sáng lập với ý tưởng tạo nên một cộng đồng khởi nghiệp trong mảng kinh doanh quán cà phê: có trao đổi ý tưởng và kế hoạch, có hướng dẫn và có cả các khóa đào tạo chuyên môn cần thiết trong việc mở quán.
Chúng ta đang có một thế hệ mà khi nói đến việc kinh doanh quán cà phê, họ không mô tả nó bằng cụm từ “mở quán” thuần túy như lớp trước nữa mà gọi đó là “Startup” - khởi nghiệp. Trong những lĩnh vực tưởng như quen thuộc, họ tìm cách bắt đầu những công việc kinh doanh với ý tưởng khác lạ, đề án chi tiết và quyết mở những con đường mới.
Tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ Việt Nam đang lên bởi môi trường khởi nghiệp đang phát triển. Một thập kỷ trước, khi “làn sóng thứ nhất” của khởi nghiệp tại Việt Nam - theo cái nghĩa “startup” mà các bạn trẻ hay sử dụng - bao gồm VNG, Vật Giá, VC Corp bắt đầu, mới chỉ có một nhà đầu tư nổi bật là IDG. Bây giờ các nhà đầu tư nước ngoài đang “săn” dự án tại Việt Nam để rót vốn đang rất nhiều: Sumimoto, CyberAgent Ventures, OneCapitalWay, BITC và DFJ VinaCapital...
Ngoài các nhà đầu tư còn có một khái niệm rất riêng của khởi nghiệp thời đại này là các “incubator” - lồng ấp. Đó là các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, không phải bằng việc rót vốn trực tiếp mà cung cấp cho các bạn trẻ những thứ họ đang thiếu: tham vấn, hướng dẫn kỹ năng, tổ chức các sự kiện xây dựng mạng lưới. Các “lồng ấp” đôi lúc liên kết với các quỹ đầu tư có thể đem đến cho dự án cả triệu USD.
Đôi lúc họ lại chỉ đưa ra những sự giúp đỡ rất nhỏ: ví dụ như X-Incubator, một tổ chức tự nhận là “Vườn tự ươm startup công nghệ”, sẽ cho mỗi dự án đăng ký 15 USD, đủ để mua một tên miền trên mạng, đồng thời hỗ trợ về kiến thức và quan hệ.
Sẽ khó mà tưởng tượng được hết sự sôi động của hệ sinh thái khởi nghiệp hôm nay nếu không trực tiếp tham gia vào nó, để chứng kiến cả nghìn người trẻ chen ních trong một khán phòng, ngồi bệt cả xuống sàn chăm chú lắng nghe trong một sự kiện chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp hồi năm ngoái tại TP.HCM.
Các bạn trẻ bây giờ được giao lưu cả với các huyền thoại khởi nghiệp của thế giới ngay trên đất nước mình, như tỉ phú công nghệ Joe Lonsdale, cựu phó chủ tịch Tập đoàn Microsoft Ed Fries hay cựu tổng giám đốc marketing Pepsi Co - Jerry Gramaglia.
Lướt sóng thế nào?
Nhưng cũng chính vào lúc mà “hệ sinh thái” đang bùng nổ cả về chất và lượng lại là lúc những người trẻ cần phải cảnh giác: khởi nghiệp bây giờ quá dễ dàng và (trông có vẻ) quá hứa hẹn với từng ấy điều kiện thuận lợi. Lời khuyên trực tiếp từ Joe Lonsdale? Đó là thứ mà thế hệ trước họ có nằm mơ cũng không thấy.
Một điều tra của 100FirstHits.com chỉ ra rằng sai lầm thường mắc nhất trong khởi nghiệp chính là “tạo ra thứ không ai cần”, chiếm 36% kết quả của cuộc điều tra. Sau đó, yếu tố thứ hai mới là “sai lầm trong tuyển dụng” (18%) và “thiếu tập trung” (13%). Yếu tố tưởng như gây hại nhiều nhất như “chi tiêu quá sức” (2,1%) chỉ đứng thứ tám.
Nghĩa là khả năng sai lầm cao nhất thường đến khi người ta chưa bắt đầu: đó là khi họ bắt đầu xây dựng ý tưởng và quyết định sản phẩm mình sẽ kinh doanh, chứ không phải là khi đã bắt đầu. Tỉ lệ 36% của thế giới có thể còn là thấp so với các nhà khởi nghiệp non trẻ tại Việt Nam.
Trong khởi nghiệp tại Việt Nam bây giờ, người ta có thể bắt gặp nhiều dự án “có vấn đề” ngay từ ý tưởng, chẳng hạn một dự án “tóm tắt sách thành ý chính” cho người đọc. Tại Startup Weekend Hà Nội 2013, một cuộc thi khởi nghiệp diễn ra hồi tháng 6 năm ngoái với giải thưởng lên tới 10.000 USD, có thể dễ dàng gặp một vài ý tưởng như thế. “Hệ sinh thái” phát triển, nhưng cũng cùng thời gian đó, khởi nghiệp có dáng dấp của một phong trào.
Khắp nơi, người trẻ nghe và nói về “startup” với những sự hỗ trợ tuyệt vời, điều kiện thuận lợi (của thị trường đang lên, của sự phát triển công nghệ) và những tấm gương startup rực sáng. Bạn thậm chí có thể bắt gặp một thái độ khinh bỉ việc đi làm thuê từ những người trẻ tôn thờ “startup”.
Làn sóng đang lên và người ta có quyền nghĩ rằng nhiều người đang “say sóng”. Đấy là lúc những người khôn ngoan cần tỉnh táo nhất để tránh việc phong trào khởi nghiệp trở thành một cuộc hoang phí vốn và nhân lực của cả xã hội.
>> Đại sứ Israel: “Tôi ngưỡng mộ tinh thần khởi nghiệp của người Việt”
Ở một góc ngã tư của Sài Gòn, bạn có thể bắt gặp một quán cà phê mang tên “Startup”. Đó là tên của chuỗi quán cà phê được sáng lập với ý tưởng tạo nên một cộng đồng khởi nghiệp trong mảng kinh doanh quán cà phê: có trao đổi ý tưởng và kế hoạch, có hướng dẫn và có cả các khóa đào tạo chuyên môn cần thiết trong việc mở quán.
Chúng ta đang có một thế hệ mà khi nói đến việc kinh doanh quán cà phê, họ không mô tả nó bằng cụm từ “mở quán” thuần túy như lớp trước nữa mà gọi đó là “Startup” - khởi nghiệp. Trong những lĩnh vực tưởng như quen thuộc, họ tìm cách bắt đầu những công việc kinh doanh với ý tưởng khác lạ, đề án chi tiết và quyết mở những con đường mới.
Tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ Việt Nam đang lên bởi môi trường khởi nghiệp đang phát triển. Một thập kỷ trước, khi “làn sóng thứ nhất” của khởi nghiệp tại Việt Nam - theo cái nghĩa “startup” mà các bạn trẻ hay sử dụng - bao gồm VNG, Vật Giá, VC Corp bắt đầu, mới chỉ có một nhà đầu tư nổi bật là IDG. Bây giờ các nhà đầu tư nước ngoài đang “săn” dự án tại Việt Nam để rót vốn đang rất nhiều: Sumimoto, CyberAgent Ventures, OneCapitalWay, BITC và DFJ VinaCapital...
Ngoài các nhà đầu tư còn có một khái niệm rất riêng của khởi nghiệp thời đại này là các “incubator” - lồng ấp. Đó là các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, không phải bằng việc rót vốn trực tiếp mà cung cấp cho các bạn trẻ những thứ họ đang thiếu: tham vấn, hướng dẫn kỹ năng, tổ chức các sự kiện xây dựng mạng lưới. Các “lồng ấp” đôi lúc liên kết với các quỹ đầu tư có thể đem đến cho dự án cả triệu USD.
Đôi lúc họ lại chỉ đưa ra những sự giúp đỡ rất nhỏ: ví dụ như X-Incubator, một tổ chức tự nhận là “Vườn tự ươm startup công nghệ”, sẽ cho mỗi dự án đăng ký 15 USD, đủ để mua một tên miền trên mạng, đồng thời hỗ trợ về kiến thức và quan hệ.
Sẽ khó mà tưởng tượng được hết sự sôi động của hệ sinh thái khởi nghiệp hôm nay nếu không trực tiếp tham gia vào nó, để chứng kiến cả nghìn người trẻ chen ních trong một khán phòng, ngồi bệt cả xuống sàn chăm chú lắng nghe trong một sự kiện chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp hồi năm ngoái tại TP.HCM.
Các bạn trẻ bây giờ được giao lưu cả với các huyền thoại khởi nghiệp của thế giới ngay trên đất nước mình, như tỉ phú công nghệ Joe Lonsdale, cựu phó chủ tịch Tập đoàn Microsoft Ed Fries hay cựu tổng giám đốc marketing Pepsi Co - Jerry Gramaglia.
Lướt sóng thế nào?
Nhưng cũng chính vào lúc mà “hệ sinh thái” đang bùng nổ cả về chất và lượng lại là lúc những người trẻ cần phải cảnh giác: khởi nghiệp bây giờ quá dễ dàng và (trông có vẻ) quá hứa hẹn với từng ấy điều kiện thuận lợi. Lời khuyên trực tiếp từ Joe Lonsdale? Đó là thứ mà thế hệ trước họ có nằm mơ cũng không thấy.
Một điều tra của 100FirstHits.com chỉ ra rằng sai lầm thường mắc nhất trong khởi nghiệp chính là “tạo ra thứ không ai cần”, chiếm 36% kết quả của cuộc điều tra. Sau đó, yếu tố thứ hai mới là “sai lầm trong tuyển dụng” (18%) và “thiếu tập trung” (13%). Yếu tố tưởng như gây hại nhiều nhất như “chi tiêu quá sức” (2,1%) chỉ đứng thứ tám.
Nghĩa là khả năng sai lầm cao nhất thường đến khi người ta chưa bắt đầu: đó là khi họ bắt đầu xây dựng ý tưởng và quyết định sản phẩm mình sẽ kinh doanh, chứ không phải là khi đã bắt đầu. Tỉ lệ 36% của thế giới có thể còn là thấp so với các nhà khởi nghiệp non trẻ tại Việt Nam.
Trong khởi nghiệp tại Việt Nam bây giờ, người ta có thể bắt gặp nhiều dự án “có vấn đề” ngay từ ý tưởng, chẳng hạn một dự án “tóm tắt sách thành ý chính” cho người đọc. Tại Startup Weekend Hà Nội 2013, một cuộc thi khởi nghiệp diễn ra hồi tháng 6 năm ngoái với giải thưởng lên tới 10.000 USD, có thể dễ dàng gặp một vài ý tưởng như thế. “Hệ sinh thái” phát triển, nhưng cũng cùng thời gian đó, khởi nghiệp có dáng dấp của một phong trào.
Khắp nơi, người trẻ nghe và nói về “startup” với những sự hỗ trợ tuyệt vời, điều kiện thuận lợi (của thị trường đang lên, của sự phát triển công nghệ) và những tấm gương startup rực sáng. Bạn thậm chí có thể bắt gặp một thái độ khinh bỉ việc đi làm thuê từ những người trẻ tôn thờ “startup”.
Làn sóng đang lên và người ta có quyền nghĩ rằng nhiều người đang “say sóng”. Đấy là lúc những người khôn ngoan cần tỉnh táo nhất để tránh việc phong trào khởi nghiệp trở thành một cuộc hoang phí vốn và nhân lực của cả xã hội.
>> Đại sứ Israel: “Tôi ngưỡng mộ tinh thần khởi nghiệp của người Việt”