Sóng M&A: Vẫn xoay quanh bất động sản (Kỳ 2)
Các nhà đầu tư vẫn rất thận trọng với việc tham gia mua cổ phần tại các công ty BĐS vì các khoản nợ quá hạn và tính minh bạch trong điều hành cũng như sổ sách của các công ty này.
- 22-05-2014Ngắm phi cơ riêng xa xỉ của ông trùm bất động sản Donald Trump
- 19-05-2014Vốn giá rẻ tiếp tục đổ vào bất động sản
- 15-05-2014VN-Index mất hơn 5 điểm, khối ngoại mua mạnh cổ phiếu bất động sản
- 06-05-2014Đoàn Quốc Việt, ông chủ BIM Group - 'Cá mập' bất động sản tỉnh lẻ
Dù BĐS gây cú hích mạnh mẽ trong hoạt động M&A từ đầu năm đến nay nhưng theo nhận định của một chuyên gia trong lĩnh vực gọi vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư vẫn rất thận trọng với việc tham gia mua cổ phần tại các công ty BĐS vì các khoản nợ quá hạn và tính minh bạch trong điều hành cũng như sổ sách của các công ty này.
"Giá không phải là vấn đề then chốt, nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao để đổi lấy khoản đầu tư minh bạch và nhìn thấy đội ngũ quản lý có tầm nhìn tốt", vị chuyên gia này cho biết. Thực tế, nhà đầu tư đang có nhiều lựa chọn để bỏ tiền vào, cụ thể là làn sóng niêm yết lần đầu (IPO) của các tổng công ty, tập đoàn nhà nước (thống kê trên hai sàn chứng khoán từ đầu năm đến nay đã có gần 1.700 tỷ đồng đổ vào các đợt IPO này).
Còn theo TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các nhà đầu tư Nhật Bản tỏ ra khá quan tâm đến việc IPO của 30 tổng công ty, tập đoàn thuộc các ngành mũi nhọn của Việt Nam, trong đó có hàng không (Vietnam Airlines), dệt may (Vinatex)...
Hơn nữa, tình trạng thị trường chứng khoán giảm điểm trong 2 tuần qua, với việc khối nội bán ra ồ ạt đã trở thành cơ hội cho các nhà đầu tư ngoại nắm giữ những cổ phiếu tốt nhưng giá khá "mềm" như: ITA, GAS, VNM... vì họ tin tưởng vào sự ổn định của thị trường về mặt trung và dài hạn, tức họ sẽ tìm kiếm được một khoản lợi nhuận không nhỏ từ khoản đầu tư trong thời điểm người người "tháo chạy".
Hai tuần qua, thị trường cũng được nhìn nhận là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn chi phối sâu hơn vào hoạt động của các công ty mà trước đây họ nhắm đến. Ước tính, từ đầu tháng 5 đến ngày 15/5, trên sàn HOSE, khối này đã mua ròng với khối lượng trên 76 triệu đơn vị với 1.552 tỷ đồng.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Vĩnh Trân, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Nam Long, trong chiến lược tăng thêm quỹ đất cho Công ty, các BĐS được xem là nợ xấu tại các ngân hàng đang là nguồn đầu tư khiến họ quan tâm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Lữ, những thương vụ mua lại nợ xấu của ngân hàng không phải dễ dàng vì bên bán muốn bán giá cao, trong khi việc xử lý nợ xấu, tức bơm tiền vào để phát triển dự án và sau đó bán lại) thì dễ được chấp nhận hơn.